Bắp cải - Nguồn dinh dưỡng đến từ thiên nhiên

Mục lục [ Ẩn ]

Bắp cải có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được bắp cải không?... và còn nhiều thông tin về loại rau quen thuộc này mà có thể bạn chưa biết đến sẽ được trình bày qua bài viết sau, đừng bỏ qua nó nhé!

Bắp cải - thực sự tốt cho sức khỏe?
Bắp cải - thực sự tốt cho sức khỏe?

1. 9 lợi ích của bắp cải với sức khỏe

Ngoài được chế biến thành một món ăn hằng ngày, nó còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe như:

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Betalains một hoạt chất có trong bắp cải, đặc biệt là loại màu tím, được biết đến là có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ người bệnh sản xuất insulin tự nhiên.

Đây cũng là một loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể đào thải các gốc tự do và ngăn ngừa sự tăng đường huyết khiến nó trở thành một thực phẩm lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, anthocyanins trong bắp cải cũng đã được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị thậm chí là ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Bắp cải hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Bắp cải hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

1.2. Tốt cho tiêu hóa

Được biết rằng các thực phẩm lên men của cải bắp như cải bắp muối, kim chi khi sử dụng một lượng vừa phải, có thể tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, nó rất giàu probiotics, giúp cơ thể sản sinh ra lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa tương tự như khi cơ thể bổ sung các sản phẩm khác như sữa chua hay các sản phẩm từ sữa khác.

Bắp cải cùng rất giàu chất xơ cả ở dạng hòa tan và không hòa tan. Giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa được thuận lợi hơn và kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn.

1.3. Hỗ trợ giảm cân

Bắp cải là một loại rau xanh chứa nhiều chất xơ mà không có nhiều calo, rất phù hợp với những người đang trong quá trình giảm cân. Không chỉ vậy, nó còn cung cấp rất nhiều nước và vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà không cần nạp quá nhiều năng lượng và giảm các tình trạng thèm ăn. 

Bắp cải rất tốt với những người đang giảm cân
Bắp cải rất tốt với những người đang giảm cân

1.4. Làm đẹp da

Cải bắp xanh và tím đều rất giàu silic và lưu huỳnh, được cho là 2 chất khoáng giúp làm đẹp chính của loại rau này. Đặc biệt là lưu huỳnh có tác dụng loại bỏ các chất thải ra khỏi tế bào và hữu ích trong việc chữa lành các vết mụn trứng cá cũng như các vết chàm trên da..

Ngoài ra, nó còn chứa vitamin C, K và các chất chống oxy hóa khác giúp da tăng cường sản sinh ra các collagen, bảo vệ da khỏi các gốc tự do có hại trong cơ thể. 

1.5. Ngăn ngừa ung thư

Trong loại rau này cũng chứa một hợp chất hóa học có tên là isothiocyanate, chúng có công dụng loại trừ các chất gây ung thư bằng cách đưa các tế bào đó ra khỏi tế bào có thể gây hại và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

Không chỉ vậy, nó còn chứa một hợp chất khác có tên là Brassinin, cũng có hoạt tính ngăn ngừa hóa học, giúp cơ thể ngăn chặn được các tế bào lạ có thể gây ung thư.

Trong các nghiên cứu trên chuột, người ta đã chỉ ra rằng, các hoạt chất có trong bắp cải nói riêng hay các rau thuộc họ cải nói chung có thể ức chế sự phát triển của cá tế bào ung thư như: bàng quang, vú, ung thư ruột kết, gan, dạ dày và phổi.

Bắp cải ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây ung thư cho cơ thể
Bắp cải ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây ung thư cho cơ thể

1.6. Bảo vệ mắt

Lutein trong bắp cải góp một phần rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe thị lực. Lutein không chỉ là một chất bảo vệ võng mạc, giúp mắt phòng ngừa các bệnh về đục thủy tinh thể và tác hại của tia cực tím mà nó còn kết hợp với zeaxanthin khiến các tác dụng này trở nên mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, vitamin C, E là 2 hoạt chất giúp mắt được tốt hơn và vitamin E không thể thiếu trong thành phần dinh dưỡng cho thị lực đều được tìm thấy trong bắp cải. Vitamin C còn giúp cơ thể tái tạo vitamin E có sẵn không ngừng bổ sung dinh dưỡng cho mắt.

1.7. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Bắp cải, đặc biệt là loại màu tím có hàm lượng anthocyanins, hoạt chất này đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm các nguy cơ gây bệnh tim trong cơ thể. 

Ngoài ra, anthocyanins còn làm giảm độ cứng động mạch, tránh các tình trạng xơ cứng động mạch và giúp điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ bạn phòng ngừa các bệnh về tim và đột quỵ.

Bắp cải tốt cho sức khỏe tim mạch
Bắp cải tốt cho sức khỏe tim mạch

1.8. Giải độc cho cơ thể

Là loại rau xanh được biết đến là có hàm lượng vitamin C và lưu huỳnh dồi dào, do đó nó giúp bạn loại bỏ hết các chất độc như các gốc tự do và acid uric ra ngoài cơ thể.

Hơn nữa, khi chế biến bắp cải ở dạng nước ép người ta đã tìm thấy một chất chống oxy hóa là Indole - 3 - cacbonile, đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc cho gan.

Theo Tiến sĩ Komal, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Quốc tế SCI, "Nước ép bắp cải cũng giúp cải thiện nhu động ruột và như vậy sẽ giữ cho gan ở trong tình trạng tốt".

1.9. Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C trong bắp cải có thể tăng cường khả năng miễn dịch, mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh được điều này nhưng các chuyên gia đều cho rằng vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa kích thích hình thành các tế bào bạch cầu giúp tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, vitamin C cũng là một chất kích thích giúp thúc đẩy sự hình thành của các tế bào T - một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch cơ thể.

Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch nhờ bắp cải
Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch nhờ bắp cải

2. Sự thật thú vị về bắp cải

Những đặc điểm, tính chất về bắp cải.

2.1. Những thông tin thú vị về bắp cải

Bắp cải hay còn được gọi là cải bắp, cây thuộc dạng thân thảo thuộc nhóm 2 lá mầm và là một loại rau thuộc họ Cải.  Bắp cải được tìm thấy ở vùng Địa Trung Hải, là cây chịu hạn và chịu nước cao hơn su hào và bông cải xanh (súp lơ) nhờ rễ chùm nên ngày nay được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia. 

Không như những loại rau khác, cấu tạo hình dáng của bắp cải hơi đặc biệt. Lá có hình cầu hay hình trứng được cuộn tròn vào nhau bởi các lá mọc đan xen từ trong ra ngoài. Lá có màu xanh đậm và nhạt dần khi vào trong.

Khi sống đến năm thứ hai thì cây sẽ ra hoa và cho chùm hoa ở ngọn mang màu vàng với 4 lá đài, 4 cánh hoa, cao khoảng 1,5 - 2,5cm, 6 nhị với 4 đài dài và 2 đài ngắn. Quả bắp cải dạng hạp nhỏ, dài khoảng 10cm, chia thành 2 ngăn với các hạt nhỏ xấp xỉ 1,5mm.

Hoa bắp cải
Hoa bắp cải

Bắp cải hoa hồng là gì? 

Bắp cải hoa hồng hay còn được gọi là Hoa hồng sa mạc, hoa bắp cải. Đây là một loại thuộc giống bắp cải xoăn và có nguồn gốc ở phía Nam và Tây Châu Âu.

Bắp cải hoa hồng gồm nhiều lớp lá đan xen vào nhau không cuộn tròn vào như các giống khác mà bung ra giống như hoa hồng. Mỗi cây trưởng thành có thể cao khoảng 60 - 90cm, gồm các lớp lá ngoài màu xanh đậm, các lớp lá trong có thể màu tím, xanh, vàng, hoặc trắng trông rất bắt mắt.

Hoa hồng bắp cải (Hoa hồng sa mạc)
Hoa hồng bắp cải (Hoa hồng sa mạc)

2.2. Bắp cải gồm những loại nào?

Ngoài loại bắp cải xanh phổ biến vẫn còn một số loại khác được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, vậy hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu về các loại bắp cải nhé.

  • Bắp cải xanh: Là loại bắp cải phổ biến nhất trên thị trường với nhiều lớp lá cuốn chặt vào nhau. Phần gốc dày hơn so với phần đỉnh lá. Chúng thường có hình tròn hay dẹt, cầm chắc tay. Lớp lá bên trong thường có màu trắng ngà hoặc hơi ngả xanh, lớp lá ngoài có màu xanh đậm. Giống này cho vị ngọt dịu.
  • Bắp cải tím: Là loại bắp cải có lá màu tím đậm, nhưng cứng hơn bắp cải xanh. Chúng thường có hình tròn và nhỏ hơn loại xanh, thường được sử dụng trong các món salad. Loại này có vị ngọt nhất trong các loại cải bắp.
  • Bắp cải bruxen - Bắp cải mini: Đây là một phiên bản thu nhỏ của bắp cải xanh. Chúng gồm nhiều lớp lá nhỏ cuộn chặt vào nhau, cầm nặng tay nhưng có kích thước khá bé với đường kính không quá 5cm.
  • Bắp cải lá xoăn: Là loại bắp cải có lá màu xanh đậm và xoăn ở phần mép lá, thường có hình tròn và khá nhỏ. Giống này được xếp vào loại ngon nhất nhưng chỉ trồng được theo mùa nên rất khó bắt gặp trên thị trường.
Bắp cải lá xoăn
Bắp cải lá xoăn

2.3. Thành phần chất dinh dưỡng trong bắp cải

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam:

  • Nước: 92 gam
  • Năng lượng: 25 kcal
  • Carbohydrate: 5,8 gam 
  • Vitamin K: 76μg (72%DV)
  • Vitamin C: 36,6mg (44%DV)
  • Folate (B9) và một số vitamin nhóm B khác
  • Khoáng chất: mangan, photpho, kali, canxi, sắt,... và một số hoạt chất khác.

(%DV:Phần trăm so với hàm so với hàm lượng cần thiết trong một ngày của một người trưởng thành)

>> Có thể bạn quan tâm: Khổ qua - Thuốc đắng giã tật

3. Mặt trái của bắp cải đối với cơ thể

Ngoài những công dụng tuyệt vời thì nó cũng có một số tác dụng phụ đối với sức khỏe như:

  • Dị ứng: Mặc dù rất ít khi gặp phải, nhưng một số người vẫn có thể bị dị ứng khi ăn bắp cải với các biểu hiện như: ngứa họng, nổi mề đay, suy tiêu hóa và một số phản ứng dị ứng khác.
  • Gây đầy hơi: Cùng với các loại rau họ cải khác như bông cải xanh, cải xoăn,... bắp cải cũng chứa raffinose - một loại đường chỉ tiêu hóa trong ruột già nơi mà các vi khuẩn sản sinh metan lên men, quá trình này tạo ra khí nên gây ra tình trạng đầy hơi.
Ăn nhiều bắp cải sẽ dẫn tới đầy hơi
Ăn nhiều bắp cải sẽ dẫn tới đầy hơi
  • Gây bướu cổ: Trong cải bắp có chứa một hoạt chất tên là goitrin - đây là một trong những tác nhân gây ra bệnh bướu cổ, do vậy khi ăn nhiều khiến cơ thể tích tụ một lượng lớn làm tăng nguy cơ gây bướu cổ.
  • Gây rối loạn tuyến giáp: Ngoài việc gây bướu cổ, bắp cải có thể gây nên các triệu chứng của rối loạn tuyến giáp. Đây cũng là đặc tính chung của các loại cây họ cải khác.
  • Gây sỏi thận: Do có chứa acid oxalic nên khi ăn quá nhiều bắp cải thì nó sẽ cùng với canxi có trong cơ thể hình thành nên chất kết tủa lắng đọng trong thận, hình thành nên sỏi.

4. Một số chú ý mà bạn nên biết

Những lưu ý để sử dụng bắp cải được an toàn mà bạn nên biết.

4.1. Ai không nên ăn bắp cải?

Những người thuộc một trong những trường hợp sau đây không nên sử dung bắp cải thường xuyên như: 

  • Bệnh nhân suy thận: Bắp cải được cho là có tính chất lợi tiểu, do đó khi người bệnh thận thường xuyên sử dụng bắp cải sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn hẳn bình thường. Do vậy nên hạn chế thêm loại rau này vào các bữa ăn.
  • Người có hệ tiêu hóa kém: Bắp cải chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, do đó, những người bị tiêu chảy hay có hệ tiêu hóa kém không nên ăn loại rau này, đặc biệt là khi chúng được chế biến ở dạng ăn sống, salad hay muối xổi.
  • Người bệnh bướu cổ: Vì có chứa goitrin nên khi những người đang bị bướu cổ sử dụng bắp cải sẽ làm cục bướu bị to lên.
Người bệnh bướu cổ nên hạn chế sử dụng bắp cải
Người bệnh bướu cổ nên hạn chế sử dụng bắp cải

4.2. Những thực phẩm không kết hợp cùng bắp cải

Những loại thực phẩm không được phép chế biến và kết hợp cùng bắp cải trong và sau bữa ăn nhằm tránh mang lại các tác dụng không mong muốn cho sức khỏe như:

  • Dưa chuột: Khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C được hấp thu vào cơ thể.
  • Gan động vật: Kết hợp bắp cải và gan động vật sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
  • Táo: Táo là loại hoa quả đại kỵ với bắp cải tím vì khi kết hợp chúng với nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai.
  • Măng cụt: Không sử hai loại này cùng một lúc với nhau vừa không tốt cho hệ tiêu hóa vừa làm mất chất dinh dưỡng của chúng.
Không kết hợp bắp cải với măng cụt trong bữa ăn
Không kết hợp bắp cải với măng cụt trong bữa ăn

5. Các cách chế biến món ăn từ bắp cải

Một vài cách sử dụng bắp cải trong bữa ăn mà bạn nên tìm hiểu.

5.1. Nộm gà bắp cải

Nguyên liệu: Thịt gà 400 gam, hành tây tím ½ củ, bắp cải ½ bắp, rau răm, muối, tiêu, đường, chanh, ớt, giấm,...

Thực hiện: 

Thịt gà rửa sạch, luộc chín rồi dùng tay xé sợi. Bắp cải thái sợi nhỏ trộn cùng với 1 thìa giấm, đường và nửa thìa muối. Để yên trong vòng 15 phút sau đó dùng tay vắt cho ráo nước.

Rau răm thái nhỏ, hành tây thái sợi ngâm trong bát nước lạnh, có thể thêm vài viên đá lạnh, để giảm bớt mùi hăng sau đó vớt ra để ráo.

Trộn thịt gà, bắp cải, hành tây vào một âu lớn, thêm một chút muối, tiêu và một ít nước cốt chanh, rồi trộn đều lên và nên nếm lại cho vừa ăn. Cuối cùng thêm rau răm và bày ra đĩa.

Nộm gà bắp cải
Nộm gà bắp cải

5.2. Dưa bắp cải

Nguyên liệu: Nửa cây bắp cải khoảng 300 gam, rau răm, 2 thìa cafe muối, 5 thìa cafe đường, 4 thìa cafe giấm, ớt và lọ thủy tinh có nắp kín.

Thực hiện: 

Bắp cải rửa sạch, bỏ bớt lá già và thái sợi rộng khoảng 1 - 1,5cm. Trộn đều bắp cải với 1 thìa cafe muối ngâm trong 15 phút, sau đó xả lại bằng nước lạnh cho thật sạch rồi để ráo nước.

Pha khoảng 500mL nước ấm với 4 thìa cafe giấm, 3 thìa đường, 1 thìa muối, khuấy cho đến khi thấy đường và muối tan hết là được.

Rau răm nhặt lá, rửa sạch và để cho ráo nước. Trộn bắp cải, rau răm và cho vào hũ thủy tinh, đổ hỗn hợp đã pha sẵn ở bước trên vào, thêm ớt và đậy kín cho vào tủ lạnh khoảng 1 là sử dụng được.

Dưa bắp cải
Dưa bắp cải

6. Những câu hỏi thường gặp về bắp cải

Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới bắp cải.

Bệnh tiểu đường ăn được bắp cải không? Người bệnh tiểu đường nên sử dụng tiểu đường nhằm kiểm soát đường huyết và hỗ trợ quá trình điều trị.

Ăn nhiều bắp cải có tốt không? Ăn nhiều bắp cải không tốt cho cơ thể vì có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến tuyến giáp và thận. Vì thế nên sử dụng với lượng vừa đủ và nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi bạn đang có tiền sử về các bệnh đó.

Bài viết trên Viên thìa canh đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về tác dụng cũng như mặt trái của bắp cải. Hãy like và chia sẻ bài viết trên cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Mọi vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ tới hotline để được Viên thìa canh tư vấn trực tiếp. 0859 696 636

Xếp hạng: 5 (8 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận