Khổ qua - Thuốc đắng giã tật

Mục lục [ Ẩn ]

Khổ qua có công dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được khổ qua không?... và những thông tin về loại rau này mà đang tìm kiếm sẽ được viết qua bài viết sau, đừng bỏ qua nó nhé!

Khổ qua (mướp đắng) có công dụng gì?
Khổ qua (mướp đắng) có công dụng gì?

1. 7 lợi ích của khổ qua với sức khỏe

Những công dụng của khổ qua đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết sẽ được trình bày qua đoạn viết sau, đùng bỏ qua nó nhé.

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Theo các nghiên cứu trên thế giới, khổ qua chứa một hợp chất giống insulin gọi là polypeptide - p hay p - insulin, được chứng minh là có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nó có thể giúp cơ thể tăng cường chuyển hóa glucose và cải thiện kiểm soát đường huyết.

Khổ qua rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Khổ qua rất tốt cho người bệnh tiểu đường

1.2. Phòng chống ung thư

Các chất chống oxy hóa có trong thành phần dinh dưỡng của khổ qua có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh tật và cũng giúp chống lại các tác hại của các gốc tự do gây ra các loại ung thư.

Năm 2010, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm cho biết loại rau này có đặc tính chống ung thư và sự hình thành của các khối u, nó làm giảm nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư cổ tử cung.

1.3. Hỗ trợ giảm cân

Khổ qua chứa ít calo, chất béo, carbohydrate và rất giàu các vitamin, khoáng chất, giúp bạn có cảm giác no lâu, do đó, giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, ít phải tiêu thụ các sản phẩm khác mà vẫn cung cấp đủ các dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Bên cạnh đó, một báo cáo vào năm 2010 đã tiết lộ rằng chiết xuất từ loại rau này giúp cơ thể loại bỏ các tế bào mỡ và đây cũng được cho là một tác nhân tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Người đang trong quá trình giảm cân nên sử dụng khổ qua
Người đang trong quá trình giảm cân nên sử dụng khổ qua

1.4. Thanh nhiệt, giải độc

Khổ qua rất giàu chất chống oxy hóa, nó rất hữu ích trong việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng chứa các thành phần giúp ức chế quá trình hưng phấn của trung tâm điều nhiệt của cơ thể giúp giải nhiệt. Chính vì thế, loại rau này được xem là một thực phẩm rất tốt cho gan, mật và những người có thể trạng nóng trong.

1.5. Cải thiện thị lực

Vitamin A trong khổ qua có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt, như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD). Cụ thể, lutein và zeaxanthin được biết là tích tụ trong võng mạc, giúp bảo vệ mắt chống lại tổn thương oxy hóa. Hơn nữa, nó còn có vitamin E và C cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh AMD.

1.6. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Mặc dù các nghiên cứu trên người còn hạn chế nhưng nó cũng cho thấy nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu đã chứng minh được khả năng của các chất chiết xuất từ khổ qua trong việc giảm lượng cholesterol bằng cách thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol thông qua các acid mật.

Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch
Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch

1.7. Tăng cường khả năng miễn dịch

Khổ qua có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, vitamin C hoạt động như những chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các virus và vi khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, nó còn chứa một loại protein có tên là Momordica anti - human immunovirus protein (MAP30), đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế sự lây nhiễm vi khuẩn của các tế bào lympho T, tăng cường số lượng tế bào B của globulin miễn dịch, hỗ trợ khả năng miễn dịch tốt hơn.

2. Sự thật thú vị về khổ qua

Một vài đặc điểm về khổ qua.

2.1. Những thông tin thú vị về khổ qua

Khổ qua hay còn có tên gọi khác là mướp đắng, táo đắng, squash đắng, bôm lê. Loại thực phẩm này được cho là có nguồn gốc từ Ấn độ và được du nhập Trung Quốc vào những năm thế kỷ 14. Ngày nay nó được trồng rộng rãi ở các nước Châu Á.

Cây khổ qua thuộc loại dây leo có tua cuốn, lá mọc so le, phiến lá chia thùy, mặt dưới lá màu nhạt hơn mặt trên, gân lá có lông ngắn. 

Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có màu xanh, khi chín có màu vàng hồng. Hạt hẹp, quanh hạt có màng đỏ bao quanh. 

Hoa khổ qua
Hoa khổ qua

2.2. Khổ qua gồm những loại nào?

Một số giống khổ qua ở Việt Nam.

  • Khổ qua trắng: Giống này thường cho quả lớn, có vỏ màu trắng, hơi đắng và ngọt, cùi dày, giòn. Giống này thường được trồng quanh năm, tốt nhất là vụ Đông Xuân.  
  • Khổ qua én vàng: Giống này cho quả có màu xanh bóng, quả thường dài 14 - 15, gai nở to, cơm dày. Vị không đắng như các giống khác.
  • Khổ qua gai xanh: Loại này cho quả màu xanh đậm, gai nhỏ, vị đắng hơn các giống khổ qua khác.
  • Khổ qua rừngThường mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Đông Phi, Ấn Độ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Việt Nam. Quả thường ngắn và nhỏ có màu xanh thẫm và nhiều gai nhọn.

2.3. Thành phần chất dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng có trong 100 gam khổ qua:

  • Năng lượng 19 kcal
  • Nước 93,95 gam
  • Đường 1,95 gam
  • Vitamin C 33 mg (40%DV)
  • Vitamin B9 51 μg (13%DV)
  • Vitamin K, các vitamin nhóm B và một số vitamin khác
  • Kẽm 0,77mg (8%DV)
  • Kali 317 mg (7%DV)
  • Photpho, magie, mangan, sắt,...

(%DV: Phần trăng so với hàm lượng khuyến cáo cần thiết của một người trưởng thành trong một ngày)

3. Mặt trái của khổ qua đối với cơ thể

Ngoài những công dụng tuyệt vời thì nó cũng có một số tác dụng phụ đối với sức khỏe như:

  • Dị ứng: Mặc dù rất ít khi gặp phải nhưng một vài trường hợp vẫn xảy ra tình trạng dị ứng với một số biểu hiện như: ngứa, nổi mề đay, ho,...
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Ăn khổ qua nhiều sẽ làm tăng cao lượng enzyme trong cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Kích thích sẩy thai: Trong khổ qua có chứa các thành phần tương tự như thuốc sẩy thai và thuốc điều kinh gây ảnh hưởng đến mẹ bầu trong những tháng đầu mang thai. Ngoài ra, nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định rằng tình trạng sẩy thai có thể xảy ra khi phụ nữ ăn nhiều loại rau này.
  • Tăng men gan: Khổ qua có thể gây độc cho tế bào gan, nó làm thay đổi hình dạng tế bào và khiến các enzyme trong gan bị tăng cao sau khi ăn, từ đó làm tăng men gan.
  • Thiếu máu tan huyết: Khi ăn nhiều khổ qua, lượng độc tố có trong quả sẽ tác động đến các enzyme có chức năng tạo máu không hoạt động được, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Gây hại cho sức khỏe.

Ăn nhiều khổ qua có thể gây thiếu máu
Ăn nhiều khổ qua có thể gây thiếu máu

4. Một số chú ý khi mà bạn nên biết

Những lưu ý để sử dụng khổ qua được an toàn cho sức khỏe.

4.1. Ai không nên ăn khổ qua?

  • Phụ nữ có thai: Theo nhiều chuyên gia cho rằng, phụ nữ mang thai không nên ăn khổ qua, nếu muốn sử dụng phải hỏi tham khảo ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia.
  • Người bệnh gan và thận: Người bệnh gan và thận không nên sử dụng khổ qua vì nó rất khó tiêu hóa, có thể gây ra tình trạng đầy hơi và gây tăng men gan sau khi ăn.
  • Người có vấn đề tiêu hóa: Khi ăn quá nhiều loại rau này có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy và các vấn đề về dạ dày.
  • Trẻ em dưới 7 tuổi: Không chỉ khó tiêu, khổ qua còn chứa các chất độc gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ em ăn nhiều loại rau này và những món chế biến với nó. 
  • Người thiếu máu: Theo các chuyên gia, các độc tố có trong khổ qua sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme tạo máu, làm giảm khả năng tạo máu của cơ thể. Do đó những người có tình trạng thiếu máu nên hạn chế ăn.
  • Người phẫu thuật: Vì khổ qua có thể làm cản trở việc kiểm soát lượng đường máu trong và sau khi phẫu thuật, do đó, nên ngừng sử dụng khổ qua ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Người trước khi phẫu thuật không nên ăn
Người trước khi phẫu thuật không nên ăn

4.2. Sử dụng khổ qua đúng cách

Để sử dụng loại thực phẩm này được an toàn và mang lại những lợi ích ưu việt cho sức khỏe thì bạn nên tìm hiểu những lưu ý sau đây:

  • Không để quá lâu trước khi chế biến: Khi để quá lâu, khổ qua sẽ héo và bị mất nước, đồng thì mất đi cả lượng dinh dưỡng vốn có trong quả.
  • Không xào, hầm quá lâu trên bếp: Khi chế biến lâu trên bếp thì lượng vitamin C và B1 có trong khổ qua sẽ bị phân hủy, làm giảm hàm lượng vốn có ban đầu của nó. Vì vậy khi chế biến nên đun trên lửa to.
  • Không nên lạm dụng: Nhiều người nghĩ là khổ qua tốt nên có thể ăn nhiều, nhưng khi ăn nhiều khổ qua sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, đau dạ dày,.. và đặc biệt không ăn và uống nước khổ qua khi đói.
  • Không ăn hạt khổ qua: Trong hạt chứa một chất tên là vicine là một độc tố gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính với các triệu chứng cấp tính như đau đầu, đau bụng từng cơn, hôn mê,...

Không ăn hạt khổ qua vì có thể gây ngộ độc
Không ăn hạt khổ qua vì có thể gây ngộ độc

5. Các cách chế biến món ăn từ khổ qua

Một số cách sử dụng khổ qua trong bữa ăn hàng ngày.

5.1. Khổ qua xào trứng gà

Nguyên liệu: Khổ qua (mướp đắng), trứng gà, dầu ăn, các loại gia vị.

Thực hiện: Mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt, thái lát mỏng tròn. Cho mướp đắng vào xào chín, sau đó, đập 3 quả trứng gà vào, đảo đều rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp. 

5.2. Khổ qua nhồi thịt

Nguyên liệu: 500 gam khổ qua (mướp đắng), 300 gam nạc vai, 5 tai mộc nhĩ, gia vị, mì chính, hạt tiêu, hạt nêm, hành khô, hành lá.

Thực hiện: 

Mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt, để ráo nước, rồi cắt khoanh tròn khoảng 5cm. Ngâm mộc nhĩ trong nước sôi cho mộc nhĩ nở hết rồi làm sạch, thái nhỏ. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

Thịt nạc vai xay nhuyễn trộn đều với mộc nhĩ, các loại gia vị, hành lá rồi nhồi vào các khoanh mướp đắng.

Bắc nồi đun sôi nước, rồi thả mướp đắng đã nhồi thịt vào, đun lửa nhỏ rồi nên nếm gia vị cho vừa ăn. Khi mướp đắng nhồi thịt đã chín, rồi bỏ thêm một ít hành lá đã thái nhỏ và múc ra bát.

Khổ qua nhồi thịt
Khổ qua nhồi thịt

Lưu ý: Khi luộc nên mở hé vung để giữ được màu xanh cho mướp đắng

5.3. Canh cá quả khổ qua

Nguyên liệu: 2 - 3 quả khổ qua (mướp đắng), 1 con cá quả, hành lá, rau mùi, đường, muối, hạt tiêu.

Thực hiện: 

Cá quả làm sạch, để ráo nước, luộc sơ qua rồi vớt ra để ráo nước. Mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt và cắt khúc khoảng 2 - 3 cm. 

Cho vào nồi khoảng 2 - 3 bát nước, đun sôi rồi cho cá quả vào hầm. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi cá quả đã chín mềm, cho mướp đắng vào đun với lửa vừa cho tới khi mướp đắng mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn sau đó bỏ hành lá, rau mùi vào nồi và tắt bếp.

6. Những câu hỏi thường gặp

Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới loại rau này

Bệnh tiểu đường ăn được khổ qua không? Người bệnh tiểu đường nên ăn khổ qua vì có các chất hoạt động như insulin làm giảm lượng đường trong máu. Nhưng không nên lạm dụng khi đang sử dụng thuốc làm hạ đường máu vì có thể làm lượng đường máu hạ quá thấp.

Khổ qua rừng hay khổ qua thường tốt hơn? Do đặc tính sinh trưởng tự nhiên, khổ qua rừng chứa nhiều dưỡng chất tốt hơn so với các loại khác. Đồng thời, nó cũng chứa chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do và các gốc tự do và một số hoạt chất có tác dụng sinh học gần giống với insulin.

Uống nước khổ qua có tốt không? Uống nước khổ qua rất tốt, nó có những thành phần có tác dụng giải nhiệt, giảm sốt, giải cảm và tăng cường sức đề kháng, Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng an thần, dễ ngủ.

Nước khổ qua rất tốt cho cơ thể
Nước khổ qua rất tốt cho cơ thể

Bài viết trên Viên thìa canh đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về tác dụng cũng như mặt trái của khổ qua đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng xem nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Mọi vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp. 

 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (12 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận