Bông cải xanh - nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sức khỏe

Mục lục [ Ẩn ]

Bông cải xanh (súp lơ xanh) có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được bông cải xanh không?... và những sự thật ít ai biết đến về công dụng của loại rau này sẽ được viết qua bài viết sau. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Bông cải xanh - nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sức khỏe
Bông cải xanh - Thực phẩm vàng bảo vệ sức khỏe

1. 10 lợi ích của bông cải xanh

Không chỉ là một món ăn quen thuộc hằng ngày, bông cải xanh còn mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe như:

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn được bông cải xanh không? Bông cải xanh có phù hợp để thêm vào thực đơn hằng ngày cho người tiểu đường không?... và còn nhiều câu hỏi khác liên quan đến loại rau này mà người bệnh vẫn chưa tìm được đáp án. Vậy thì hôm nay Viên thìa canh sẽ giúp bạn.

Đáp án là có nhé. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng loại rau này nhé vì: 

Các nhà khoa học báo cáo trong số ra ngày 14/06/2017 của tạp chí Science Translational Medicine, phát hiện ra rằng một hợp chất gọi là sulforaphane trong bông cải xanh (và các loại rau họ cải khác như bắp cải và cải) có thể làm giảm hoạt động hoặc biểu hiện của 50 gen liên quan đến các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.

Bông cải xanh làm giảm đường huyết
Bông cải xanh làm giảm đường huyết

1.2. Ngăn ngừa ung thư

Có lẽ lợi ích sức khỏe được công bố rộng rãi nhất của bông cải xanh là khả năng giúp ngăn ngừa ung thư. Jar Dabkowski nói: “Bông cải xanh là một loại rau thuộc họ cải và tất cả các loại rau trong nhóm này có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư dạ dày và ruột”.

Các Hiệp hội Ung thư Mỹ ghi nhận isothiocyanates trong bông cải xanh làm cơ thể tăng cường sản sinh ra các enzym giải độc và hoạt động như chất chống oxy hóa, giảm stress oxy hóa. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen và  giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Ngoài ra, các hợp chất chống ung thư khác như glucoraphanin, diindolylmethane, beta - carotene, selen và những chất khác được tìm thấy trong bông cải xanh giúp chống lại ung thư.

1.3. Làm chậm quá trình lão hóa

Glucoraphanin có trong bông cải xanh được chuyển hóa thành một chất khác trong quá trình tiêu hóa, có tác dụng thúc đẩy tái sinh tế bào da khỏe mạnh, giúp bạn có làn da sáng đẹp, mịn màng.

Ngoài ra, trong bông cải có chứa vitamin C là một chất chống oxy hóa thực sự tốt và bảo vệ làn da của bạn khỏi bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời và ô nhiễm. Nó cũng giúp giảm nếp nhăn và cải thiện kết cấu tổng thể của da. 

Thêm vào đó, bông cải cũng cung cấp vitamin A và vitamin E cho cơ thể, cả hai đều tốt cho làn da của bạn.

1.4. Tăng cường sức khỏe mắt

Lutein và zeaxanthin là hai hoạt chất được tìm thấy trong bông cải xanh có thể giúp bảo vệ mắt chống lại sự thoái hóa điểm vàng, giảm thị lực và đục thủy tinh thể.

Không chỉ vậy, bông cải xanh có chứa beta - carotene, vitamin A, phốt pho và các vitamin khác như B - complex, vitamin C và E là những hoạt chất rất tốt cho mắt, bảo vệ mắt khỏi các bệnh quáng gà.

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe mắt
Hỗ trợ tăng cường sức khỏe mắt

1.5. Cải thiện chức năng tiêu hóa

Súp lơ xanh rất giàu chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru”. Vì vậy, đối với những người đang bị bệnh táo bón hành hạ thì súp lơ xanh là liều thuốc tự nhiên giúp bạn tránh xa căn bệnh khó chịu này.

Ngoài ra, sulforaphane một hoạt chất được tìm thấy trong bông cải giúp ngăn vi khuẩn dạ dày Helicobacter pylori phát triển quá mức hoặc bám quá mạnh vào thành dạ dày. Một nghiên cứu năm 2009 của Johns Hopkins trên chuột cho thấy rằng mầm bông cải xanh đặc biệt tốt trong việc hỗ trợ điều này vì có hàm lượng sulforaphane cao hơn cả trong bông cải.

1.6. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin C, beta - carotene và các vitamin và khoáng chất khác như selen, đồng, kẽm và photpho là các hoạt chất có trong bông cải xanh với hàm lượng đáng kể. Chúng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và bảo vệ cơ thể bạn khỏi một số bệnh tật và nhiễm trùng.

1.7. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Ngoài việc giảm cholesterol, bông cải xanh có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giúp giữ cho các mạch máu khỏe mạnh. Sulforaphane trong bông cải cũng là một chất chống viêm và có thể ngăn ngừa hoặc đảo ngược tổn thương niêm mạc mạch máu do các vấn đề đường huyết mãn tính gây ra. 

Các vitamin B - complex của loại rau này có thể giúp điều chỉnh hoặc giảm lượng homocysteine ​​quá mức. Homocysteine, một axit amin có hại được tích tụ sau khi ăn thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành.

Bông cải xanh tốt cho sức khỏe tim mạch
Bông cải xanh tốt cho sức khỏe tim mạch

1.8. Hỗ trợ giảm cân

 

Bông cải xanh là một loại carb tốt và giàu chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, duy trì lượng đường trong máu thấp và hạn chế ăn quá nhiều thức ăn khác.

Cùng với đó, bông cải cũng rất tốt cho việc giảm cân vì nó rất giàu chất xơ. Nó là một loại rau xanh lý tưởng để thêm vào món salad hàng ngày của bạn. 

Ngoài ra, bông cải xanh cũng chứa protein, thích hợp cho những người ăn chay không thể đáp ứng đủ lượng protein cần thiết.

1.9. Chống viêm

Bông cải xanh là một chất chống viêm tuyệt vời và có thể làm chậm quá trình tổn thương các khớp liên quan đến viêm xương khớp. Một nghiên cứu năm 2013 tại Đại học East Anglia phát hiện ra rằng sulforaphane của bông cải có thể ngăn chặn các enzym gây phá hủy khớp và gây viêm cho khớp.

Bên cạnh đó, isothiocyanates và axit béo omega - 3 của bông cải cũng giúp điều chỉnh chứng viêm. Và một nghiên cứu năm 2010 cho thấy flavonoid kaempferol có trong loại rau này làm giảm tác động của các chất gây dị ứng, đặc biệt là trong đường ruột, có thể làm giảm viêm mãn tính.

1.10. Bảo vệ hệ thống xương khớp

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin K và canxi, đây là những thành phần thiết yếu giúp cho hệ thống xương được chắc khỏe hơn. 

Bên cạnh đó, bông cải còn chứa photpho, kẽm, vitamin A và C chúng cũng góp phần trong việc bảo vệ xương khớp của cơ thể. Hợp chất sulforaphane có trong loại rau này cũng giúp ngăn ngừa chứng viêm xương khớp.

Bông cải xanh giúp xương chắc khỏe hơn
Bông cải xanh giúp xương chắc khỏe hơn

2. Sự thật thú vị về bông cải xanh

Một vài nét về bông cải xanh.

2.1. Bông cải xanh là gì?

Bông cải xanh hay còn gọi là Súp lơ xanh, là một cây thuộc loài cải bắp (họ Brassicaceae, chi Brassica). Có tên tiếng Anh là Broccoli.

Khối đầu hoa lớn được bao bọc bởi lá, cùng với cuống và lá nhỏ được sử dụng và chế biến thành các món ăn. Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng ở dạng sống để làm nước ép bắp cải.

Bông cải xanh có nguồn gốc ở Ý, nó được phát triển từ bắp cải dại và tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên. Sau đó, được du nhập vào Bắc Mỹ và trở thành một loại rau thông dụng. Ngày nay, nó được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới nhất là ở các vùng ôn đới và nhiệt đới gió mùa như: Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam.

>> Có thể bạn quan tâm: Chế độ ăn cho người tiểu đường - Nên ăn gì và nên kiêng gì?

2.2. Bông cải xanh gồm những loại nào?

Một số loại bông cải phổ biến trên thị trường:

  • Bông cải xanh (súp lơ xanh): Là loại được bán phổ biến trên thị trường. Bông cải xanh có đầu hoa to màu xanh, thân màu xanh nhạt, có mùi thơm nhẹ.
  • Bông cải trắng (súp lơ trắng): Được trồng và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi, đầu hoa to, màu trắng cùng màu với thân, lá nhỏ ôm trọn lấy đầu hoa.
  • Bông cải tím (súp lơ tím): Được trồng lần đầu tiên tại nước Anh, rất giàu dưỡng chất. Giống này có hoa màu tím, càng gần về đầu hoa thân có màu tím rõ ràng hơn phần gốc.
  • Súp lơ san hô (súp lơ xoắn ốc, súp lơ Romanesco): Có nguồn gốc từ Ý, ưa lạnh. Hình thù lạ giống với những dạng san hô nên có tên là súp lơ san hô, giống này có đầu hoa màu xanh non, vị ngọt mát đặc trưng, giòn, được dùng để ăn sống hoặc nấu chín.

Súp lơ san hô
Súp lơ san hô

  • Bông cải baby: Là loại rau xanh được lai tự nhiên giữa cải rổ và súp lơ. Vì vậy, hình dáng của chúng giống như những cây súp lơ nhưng bông nhỏ, cọng dài, thanh hơn. Chúng có vị ngọt, mềm, sử dụng được cả phần thân và bông.

2.3. Thành phần chất dinh dưỡng trong bông cải xanh

Trong 100 gam bông cải tươi có chứa:

  • 25 calorie
  • 2g protein
  • 0,1g chất béo
  • 2,5g chất xơ
  • 46,4mg vitamin C; 16mcg vitamin K; 57mcg vitamin B9 (folate); 0,2mg vitamin B6; 0,7mg acid pantothenic (B5); 0,1mg vitamin B1; 0,1mg vitamin B2 (riboflavin);...
  • Khoáng chất: 303mg kali; 0,2mg mangan; 15mg magie; 44mg phospho;...
>> Có thể bạn quan tâm: Cải xoăn - bí quyết giữ gìn sức khỏe

3. Mặt trái của bông cải xanh đối với cơ thể

Một số mặt trái khi sử dụng bông cải xanh mà bạn nên lưu ý.

  • Dị ứng: Mặc dù rất ít khi gặp phải, nhưng một số người vẫn có thể bị dị ứng khi sử dụng bông cải xanh với các biểu hiện như: ho, ngứa, nổi mề đay,...
  • Gây đầy hơi và kích ứng ruột: Là tác dụng phụ hay gặp nhất của bông cải xanh do hàm lượng chất xơ cao có trong thành phần dinh dưỡng. Khi lạm dụng bông cải xanh, hàm lượng chất xơ trong cơ thể sẽ tăng một cách đột ngột và gây ra tình trạng này.
  • Gây giảm đường huyết: Khi tiêu thụ quá nhiều bông cải xanh có thể làm giảm đường huyết xuống quá thấp do nó cản trở sự hấp thu đường huyết vào máu và gây ra các triệu chứng như: nhìn mờ, tim đập nhanh, da xanh xao, mệt mỏi,...
  • Gây tụt huyết áp quá mức: Khi ăn quá nhiều bông cải xanh sẽ khiến hàm lượng kali vượt quá mức cho phép dẫn đến tình trạng huyết áp bị giảm xuống mức nguy hiểm và phát sinh các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn nôn, choáng váng,...

Gây tụt huyết áp quá mức khi ăn quá nhiều
Gây tụt huyết áp quá mức khi ăn quá nhiều

4. Một số chú ý khi dùng bông cải xanh mà bạn nên biết

Để sử dụng bông cải xanh một cách tốt nhất thì bạn không nên bỏ qua các thông tin sau.

4.1. Ai không nên ăn bông cải xanh?

  • Người có tiền sử đau dạ dày: Bông cải xanh là loại rau chứa rất nhiều chất xơ dễ sinh ra nhiều khí gây ra đầy bụng khi ăn sống. Vì vậy, những người bệnh dạ dày nên nấu chín trước khi sử dụng hoặc thay thế bằng một loại thực phẩm khác.
  • Người bệnh gout và sỏi thận: Bông cải xanh có hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể làm các triệu chứng của bệnh gout và người bệnh sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy những người thuộc nhóm bệnh này nên tránh sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn.
  • Người có bệnh về tuyến giáp: Do có chứa thiocyanates ngăn ngừa sự hấp thụ iod của cơ thể, vì vậy những người có bệnh về tuyến giáp không nên sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn.

4.2. Sử dụng bông cải xanh đúng cách?

Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng bông cải xanh.

  • Không chế biến ở nhiệt độ cao: Đối với bông cải xanh bạn không nên nấu quá kỹ vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong rau. Theo các chuyên gia, khi chế biến bông cải xanh ở nhiệt độ cao thì nhiều thành phần như vitamin và các hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm hoặc mất hết tác dụng.
  • Không cắt trước khi rửa: Không chỉ bông cải xanh mà tất cả các loại rau, bạn nên rửa kỹ hoặc ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 - 10 phút rồi mới đem đi cắt.
  • Không bỏ cuống khi sử dụng: Theo các chuyên gia cho rằng, cuống của bông cải xanh có hàm lượng chất xơ nhiều hơn cả phần bông cải, vì thế đây là phần cực tốt cho những người cần kiểm soát cân nặng và người muốn giảm cân.
  • Sử dụng cả các lá kèm của bông cải xanh: Lá bông cải có chứa hàm lượng beta - carotene rất dồi dào và đây là một chất chống oxy hóa. Không chỉ vậy trong lá còn chứa rất nhiều vitamin A rất tốt cho mắt.

Sử dụng cả cuống và lá của bông cải
Sử dụng cả cuống và lá của bông cải

  • Không ăn bông cải xanh khi dùng thuốc làm loãng máu: Khi bạn đang trong giai đoạn sử dụng các thuốc loãng máu thì không nên sử dụng bông cải xanh vì rất nguy hiểm. Nguyên nhân là hàm lượng vitamin K cao có trong loại rau này sẽ làm bất hoạt warfarin, gây nguy cơ tăng đông máu nên rất nguy hiểm với người bệnh.

5. Cách chế biến món ngon từ bông cải xanh

Một số cách chế biến mà bạn nên bỏ túi ngay.

5.1. Nước ép bông cải xanh

Nguyên liệu: Bông cải xanh (súp lơ): 80 gam, cà rốt: 1/3 củ, cam: 1 trái.

Thực hiện: 

Bông cải xanh rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra rửa lại với nước rồi thái nhỏ. Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch và thái nhỏ. Cam vắt lấy nước.

Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế ở trên vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau đó, đem hỗn hợp trên đi lọc và bỏ bã. Có thể thêm đá hoặc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh theo ý muốn là có thể dùng được.

5.2. Súp bông cải xanh

Nguyên liệu: 1 bát bông cải xanh, 1 củ khoai tây, 50mL sữa tươi, 1 bát nước hầm xương gà hoặc heo, một ít hành tây xay nhuyễn.

Thực hiện:

Rửa sạch bông cải xanh, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút, sau đó vớt ra để ráo và thái nhỏ.

Khoai tây gọt vỏ và ngâm vào nước trong vòng 10 phút để tránh bị thâm, sau đó rửa lại với nước. Thái khoai tây theo hình hạt lựu và cho vào tô nước. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại và cho vào lò vi sóng bật chế độ micro trong 7 phút.

Cho bông cải vào nồi nước hầm xương gà và đun trong vòng 20 phút rồi vớt ra, để nguội. Cho các nguyên liệu vào trong máy xay (bông cải, nước hầm gà, khoai tây và hành tây), xay nhuyễn mịn. Dùng rây lọc hỗn hợp 2 lần.

Cho hỗn hợp vào nồi và đun ở mức lửa vừa, nêm nếm cho vừa ăn cùng sữa tươi, hạt nêm và muối. Cho súp ra bát và trang trí theo sở thích.

Súp bông cải xanh
Súp bông cải xanh

5.3. Bông cải xanh xào thịt bò

Nguyên liệu: 100 gam bông cải xanh, 100 gam thịt bò, hành lá, gừng băm, tỏi băm, dầu ăn, dầu mè, dầu hào, gia vị nêm. (khẩu phần ăn cho 1 người)

Thực hiện: 

Bông cải xanh rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng gọt vỏ, đập dập rồi cắt sợi. Thịt bò đem rửa sạch, cắt thành lát mỏng, sau đó, ướp thịt bò với gừng, nước tương, hạt nêm, tiêu khoảng 10 phút.

Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho thịt bò đã ướp vào, xào sơ qua khoảng 3 phút, cho ra đĩa. Tiếp tục dùng chảo đó, cho bông cải xanh vào chín. Cuối cùng, cho thịt bò trở lại xào cùng bông cải, nêm muối, bột ngọt vào cho vừa ăn. Đảo đều chảo bò xào bông cải cho ngấm vị thì tắt bếp. cho bò xào bông cải ra đĩa và trang trí theo sở thích.

6. Câu hỏi thường gặp về bông cải xanh

Một số câu hỏi thường gặp khi nói tới bông cải xanh.

Bệnh tiểu đường ăn được bông cải xanh không? Người bệnh tiểu đường có thể ăn bông cải xanh vì sulforaphane có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết một cách hiệu quả. Do đó, nó rất tốt với người bệnh tiểu đường.

Mầm bông cải xanh có tác dụng gì? Mầm bông cải xanh có tác dụng ngăn ngừa ung thư rất cao, cao gấp 50 lần so với bông cải xanh nhờ lượng hoạt chất sulforaphane dồi dào được tìm thấy trong thành phần dinh dưỡng.

Tác dụng của mầm bông cải xanh là gì?
Tác dụng của mầm bông cải xanh là gì?

Ăn nhiều bông cải xanh có tốt không? Không chỉ bông cải xanh mà tất cả các loại thực phẩm đều không tốt khi ăn quá nhiều. Khi ăn quá nhiều bông cải xanh có thể dẫn đến suy tuyến giáp do nó ngăn cản cơ thể hấp thụ iod.

Phụ nữ có thai có ăn được bông cải xanh không? Bông cải rất tốt cho mẹ bầu, nó cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn với số lượng vừa phải tránh làm dụng.

Bài viết vừa rồi là những thông tin về tác dụng và những mặt trái cảu bông cải xanh đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh bạn để mọi người có thể biết thêm các thông tin thú vị này nhé!

Nếu còn khó khăn gì khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường thì hãy gọi ngay tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn thêm! 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (15 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận