Hành tây - Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng

Mục lục [ Ẩn ]

Hành tây có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được hành tây không?... và còn nhiều thông tin về loại rau quen thuộc này mà có thể bạn chưa biết đến sẽ được trình bày qua bài viết sau, đừng bỏ qua nó nhé!

Hành tây rất tốt cho sức khỏe
Hành tây rất tốt cho sức khỏe

1. Lợi ích của hành tây với sức khỏe

Ngoài được chế biến thành một món ăn hằng ngày, loại rau này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe như:

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng, chiết xuất hành tây có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột mắc bệnh tiểu đường và đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. 

Một trong những hợp chất của lưu huỳnh trong hành tây (S - methylcysteine) và quercetin có thể có tác dụng hữu ích đối với lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người ta thấy rằng nó chỉ thể hiện tác dụng tích cực khi dùng cùng với metformin, một thuốc trị đái tháo đường.

Trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, polyphenol một hoạt chất có trong loại củ này được phát hiện có vai trò trong việc kiểm soát đường huyết, hỗ trợ người tiều đường duy trì lượng đường trong máu được ổn định.

Hành tây hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Hành tây hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

1.2. Ngăn ngừa ung thư

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Guelph, hành tây có hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư vú và ruột kết. Nó có hàm lượng cao quercetin và anthocyanin - hai hợp chất góp phần tạo nên tác dụng này. 

Ngoài ra, loại củ này cũng kích hoạt các con đường kích thích tế bào ung thư tự tiêu diệt. Chúng tạo ra môi trường không thuận lợi cho các tế bào ung thư giao tiếp, và điều này ức chế sự phát triển của chúng.

1.3. Tốt cho tiêu hóa

Những lợi ích tiêu hóa của hành tây được cho rằng có thể là do inulin, một chất xơ có trong rau củ. Inulin hoạt động như một nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Bổ sung chất xơ này giúp cơ thể bạn duy trì lượng vi khuẩn lành mạnh. 

Ngoài ra, một chất xơ hòa tan khác trong hành tây, oligofructose (là một nhóm phụ của inulin), được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa và điều trị các loại tiêu chảy khác nhau. 

Các chất phytochemical trong củ hành có thể làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày và lượng prebiotics tự nhiên cũng có thể giúp bạn giảm tình trạng táo bón.

Hành tây rất tốt cho hệ tiêu hóa
Hành tây rất tốt cho hệ tiêu hóa

1.4. Bảo vệ xương khớp chắc khỏe

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng, hành tây có thể ngăn ngừa chứng loãng xương do tuổi tác. Theo các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ, một hợp chất trong loại thực phẩm này (được gọi là GPCS) có thể làm giảm sự mất xương. Mặc dù nghiên cứu được thực hiện trên chuột, nhưng nó vẫn hứa hẹn đối với con người.

Một nghiên cứu khác cho thấy, những phụ nữ ăn hành thường xuyên có khối lượng xương nhiều hơn 5% so với những người ăn ít hơn. Tiêu thụ hành tây cũng được phát hiện có tác dụng có lợi đối với mật độ xương của phụ nữ trên 50 tuổi.

Theo Tổ chức viêm khớp, quercetin trong hành tây có thể ức chế hoạt động của leukotrienes, prostaglandin và histamine (tất cả đều gây viêm) trong bệnh viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, loại rau này cũng được chứng minh là hỗ trợ điều trị các chứng đau khớp.

1.5. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Trong loại củ này có chứa selen giúp kích thích chức năng hệ miễn dịch. Khoáng chất này cũng ngăn chặn phản ứng miễn dịch quá mức, có thể gây ra các tác dụng phụ. Các tế bào miễn dịch thiếu selen phát triển và sinh sản kém hiệu quả và đây là lý do mà củ hành xuất hiện trong nhóm những loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch. 

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể cùng hành tây
Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể cùng hành tây

1.6. Ngăn ngừa các cục máu đông

Hành tây có chứa một hợp chất gọi là rutin, có thể giúp ngăn máu đông lại. Trong nhiều nghiên cứu trên chuột, rutin được chứng minh là hợp chất chống huyết khối mạnh nhất. 

Không chỉ vậy, chất rutin cũng giúp ngăn chặn một loại enzyme (protein disulfide isomerase), được giải phóng rất nhanh khi hình thành cục máu đông, làm giảm tình trạng hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch, động mạch.

1.7. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Chất flavonoid trong hành có thể góp phần vào sức khỏe tim mạch. Đây là loại thực phẩm rất giàu organosulfur, có thể giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh về tim. Ngoài ra, nó có chứa thiosulfinate hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên và làm giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đau tim và đột quỵ.

Chất quercetin trong hành tây cũng có khả năng chống lại bệnh tim. Nó cung cấp cả đặc tính chống oxy hóa và chống viêm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. 

Tăng cường sức khỏe tim mạch là hành tây
Tăng cường sức khỏe tim mạch là hành tây

1.8. Tăng cường sức khỏe mắt

Lưu huỳnh trong hành tây cải thiện tình trạng đục thủy tinh thể của mắt. Nó kích thích cơ thể sản xuất một loại protein có tên là glutathione, hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp tăng cường và cải thiện sức khỏe mắt. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có hàm lượng glutathione cao hơn sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt như: tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, selen trong hành tây hỗ trợ vitamin E trong mắt (giúp bảo vệ các tế bào trong mắt).

1.9. Tốt cho sức khỏe răng miệng

Hành tây có chứa thiosulfinates và thiosulfonates (các hợp chất của lưu huỳnh) giúp giảm vi khuẩn gây sâu răng. Và đặc biệt là khi sử dụng ở dạng sống là tốt nhất - vì nấu chín có thể phá hủy một số hợp chất có lợi này.

Loại rau này cũng rất giàu vitamin C có thể giữ cho răng khỏe mạnh. Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian, người ta cho rằng hành tây có thể giảm đau răng.

Hành tây rất tốt cho sức khỏe răng miệng
Hành tây rất tốt cho sức khỏe răng miệng

2. Sự thật thúc vị về hành tây

Những đặc điểm và thông tin có thể bạn chưa biết về loại thực phầm này.

2.1. Những thông tin thú vị về hành tây

Hành tây hay còn được gọi là củ hành bóng đèn, có tên khoa học là: Allium cepa L. Chúng có nguồn gốc từ Trung Á, phát triển sang châu Âu và sau đó thì Việt Nam mới bắt đầu đưa vào canh tác. Là một loại cây thích hợp với khí hậu ôn đới. 

Cây hành tây có hình quạt rỗng, lá màu xanh hình trụ dài, rỗng ruột, thân phình to thành dạng củ có kích thước thay đổi theo thời gian. Củ gồm nhiều lớp vẩy bao quanh lớp thịt màu trắng xanh được gọi là các bẹ. Củ có hình tròn đều hoặc hơi dẹt tùy theo từng loại.

Hoa hành tây nằm trên một ống hành dài hình tròn, cứng và phình ở giữa. Các tán hoa được nối với nhau bởi các cán hoa liền nhau với ống hành. Hoa có màu trắng xanh nhẹ, cuống dài.

Quả thuộc dạng của hạch, có màng được chia làm 3 ngăn ở góc. Thường thì một quả sẽ gồm 3 hạt, có cánh dày, màu đen nhạt và thô ráp.

Hình ảnh hoa hành tây
Hình ảnh hoa hành tây
>> Có thể bạn quan tâm: Bông cải xanh - nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sức khỏe

2.2. Hành tây gồm những loại nào?

Có 4 loại hành tây phổ biến trên thị trường nước ta hiện này là:

  • Hành tây vỏ vàng: Giống này có hình tròn đều, vỏ màu vàng cam, ruột màu trắng xanh. Có hương vị nồng đặc trưng và chứa nhiều đường, khi chế biến có vị ngọt dịu. 
  • Hành tây vỏ trắng: Giống này cho củ hình tròn đều, vỏ màu trắng cùng màu với ruột. Hành tây trắng có lượng nước dồi dào, giòn, độ ngọt vừa phải và ít hăng hơi các giống khác.
  • Hành tây ngọt: Mọi người hay nhầm giống này với loại vỏ vàng. Giống này cũng có vỏ màu vàng cam, nhưng sẫm hơn của hành tây vàng, ruột màu trắng xanh nhưng có nhiều lớp hơn, Giống này cho củ hình dẹt, là hành mùa xuân hè, vị ngọt và tươi.
  • Hành tây tím: Hình dẹt hoặc tròn, có vỏ màu tím và màu bên ngoài của các bẹ cũng màu tím và nhạt dần vào trong. Giống này có vị nhẹ, không gắt nên thường được sử dụng để ăn sống.
Hình ảnh hành tây tím
Hình ảnh hành tây tím

2.3. Thành phần dinh dưỡng 

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam:

  • Nước: 89,11 gam
  • Năng lượng: 40 kcal
  • Carbohydrate: 9,34 gam
  • Chất xơ: 1,7 gam
  • Vitamin: C 7,4 mg (9%DV)
  • Folate (B9), vitamin B6 và các vitamin nhóm B khác
  • Khoáng chất: mangan, canxi, sắt, magie,... và một số hoạt chất khác

(%DV: Phần trăm so với hàm so với hàm lượng cần thiết trong một ngày của một người trưởng thành)

3. Mặt trái của hành tây đối với cơ thể

Ngoài những công dụng tuyệt vời thì nó cũng có một số tác dụng phụ đối với sức khỏe như:

  • Dị ứng: Mặc dù rất ít khi gặp phải, nhưng một số người có thể bị dị ứng khi ăn củ cải trắng, với các biểu hiện như: ngứa họng, nổi mề đay, suy tiêu hóa và một số phản ứng dị ứng khác.
  • Kích hoạt trào ngược acid: Tác dụng phụ của hành tây là gây tăng tỷ lệ ợ chua và trào ngược acid dạ dày lên thực quản, do đó những người bị đau dạ dày và trào ngược nên ít sử dụng.
  • Gây mùi cơ thể: Do trong hành tây có sulfuric tạo mùi của hành tây, khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa đi vào máu và mang đi khắp cơ thể, do đó khi ăn nhiều các bạn sẽ thấy toàn thân có mùi hành tây.
Ăn nhiều hành tây có thể gây hôi miệng
Ăn nhiều hành tây có thể gây hôi miệng

4. Ai không nên ăn hành tây

Những lưu ý để sử dụng hành tây được an toàn mà bạn nên biết.

  • Người phẫu thuật: Do hành tây làm chậm quá trình đông máu, tăng nguy cơ chảy máu và khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường máu, do đó những người chuẩn bị phẫu thuật nên ngừng sử dụng hành tây ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
  • Người rối loạn chảy máu: Do hành tây có tác dụng làm chậm quá trình đông máu, do đó những người bị rối loạn chảy máu hay máu khó đông thì nên hạn chế sử dụng.
  • Người có huyết áp thấp: Theo Đông y, hành tây có tình hàn, do đó nó có tác dụng làm giảm huyết áp, vì thế những người này nên hạn chế ăn hành tây.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nên hạn chế thêm hành tây vào thực đơn để tránh bị đầy hơi. Một vài trường hợp, bà bầu có thể bị dị ứng và gây ra các tình trạng như buồn nôn, khó thở, phát ban, tiêu chảy và nặng hơn là sốc phản vệ.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Nhiều nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, những người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn nhiều các thực phẩm như hành và tỏi để tránh làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, những người nên cũng nên hạn chế sử dụng: mơ, chuối, cần tây, nho khô,...
Người bị rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng hành tây thường xuyên
Người bị rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng hành tây thường xuyên
  • Người bị trào ngược acid dạ dày: Tác dụng phụ của hành tây là gây tăng tỷ lệ ợ chua và trào ngược acid dạ dày lên thực quản, do đó những người bị đau dạ dày và trào ngược nên ít sử dụng.
  • Người đau mắt đỏ: Người bị đau mắt đỏ nên hạn chế sử dụng các gia vị, thực phẩm cay nóng. Do đó, hành tây sẽ khiến người bệnh cảm thấy nóng rát ở mắt hoặc tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

5. Các cách chế biến món ăn từ hành tây

Một vài cách sử dụng hành tây trong bữa ăn mà bạn nên tìm hiểu.

5.1. Nộm hành tây thịt gà

Nguyên liệu: Hành tây 1 - 2 củ to, thịt gà 500 gam, rau răm, chanh, ớt, muối, đường, hạt tiêu và một số gia vị khác.

Thực hiện: 

Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng theo chiều ngang hoặc dọc. Sau khi thái xong, ngâm hành vào bát nước giấm loãng để hành bớt hăng. Thịt gà rửa sạch, để ráo sau đó luộc chín rồi xé nhỏ thành dạng sợi. Rau răm nhặt, rửa sạch rồi thái vừa ăn. Chanh vắt lấy nước cốt, ớt thái nhỏ.

Hành tây sau khi vớt ra thì cho vào một cái âu lớn, cho thịt gà, rau răm, ớt, nước cốt chanh, đường và trộn đều lên, nêm nếm vừa ăn.

Nộm hành tây thịt gà
Nộm hành tây thịt gà

5.2. Hành tây xào thịt bò

Nguyên liệu: 200 gam thịt bò, 1 củ hành tây, hành lá, gừng, tỏi, hạt nêm, tiêu, nước mắm,...

Thực hiện: 

Thịt bò rửa sạch, thái mỏng và ướp cùng với tỏi băm, gừng đập dập, hạt nêm và một ít nước mắm trong khoảng 15 phút. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và thái miếng hình múi cam, hành lá rửa sạch, thái khúc.

Cho chảo lên bếp, thêm một chút dầu ăn, khi đã nóng dầu thì cho thịt bò vào đảo nhanh tay. Đảo đến khi thấy thịt đã tái thì cho hành tây vào đảo cùng, nêm nếm vừa ăn rồi đảo cho tới khi hành tây và thịt cùng chín tới thì cho hành lá vào đảo qua khoảng 10 giây thì tắt bếp. Rắc thêm một chút hạt tiêu để tăng mùi vị.

Hành tây xào thịt bò
Hành tây xào thịt bò

6. Những câu hỏi thường gặp về hành tây

Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới hành tây.

  • Bệnh tiểu đường ăn được hành tây không? Ăn hành tây sống có thể giúp cơ thể giảm lượng đường huyết hiệu quả, tuy nhiên bạn nên sử dụng nó ở mức độ phù hợp để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.
  • Nên ăn hành tây sống hay chín? Dù sống hay chín hành tây đều tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, trong hành sống có hàm lượng hợp chất lưu huỳnh hữu cơ cao hơn sau khi đã chín.
  • Ăn nhiều hành tây có tốt không? Mặc dù hành tây mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.Tuy nhiên, việc ăn nhiều hành tây có thể dẫn đến tình trạng như đầy hơi, hôi miệng hoặc mùi cơ thể.
Không nên lạm dụng hành tây quá mức
Không nên lạm dụng hành tây cho các bữa ăn

Bài viết trên Viên thìa canh đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về tác dụng cũng như mặt trái của hành tây đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Mọi vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ tới hotline để được tư vấn trực tiếp. 0859 696 636

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canh
Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận