Cam thảo đất và 8 tác dụng bất ngờ với sức khỏe

Mục lục [ Ẩn ]

Cam thảo đất hay có tên gọi khác là cam thảo nam, từ lâu là vị thuốc đã rất quen thuộc đối trong cuộc sống hàng ngày, với nhiều tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe con người. Vậy cụ thể cam thảo đất là gì, tác dụng ra sao và có lưu ý khi sử dụng không? Cùng tìm hiểu về loại thảo dược này qua bài viết ngay dưới đâu nhé!

Hình ảnh cây cam thảo đất
Hình ảnh cây cam thảo đất

1. Đặc điểm cây Cam thảo đất

Cây cam thảo đất có thể được biết đến với nhiều tên gọi khác như cam thảo nam, dã cam thảo, thổ cam thảo, dạ kham… 

1.1. Cam thảo đất là gì?

Cây cam thảo đất có tên khoa học là Scoparia dulcis L, Scrophulariaceae (họ hoa mõm chó). Cây mọc đứng, cao khoảng từ 30 - 80cm, thuộc nhóm thân thảo. Thân cây hình tròn, mềm, phần thân non có nhiều khía dọc. Rễ chính nhỏ với nhiều rễ phụ.

cây mọc đơn, mọc đối hoặc có thể mọc thành một vòng 3 lá. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa ở nửa phần trên.

Hoa nở vào mùa hạ, màu trắng, không có lông, nửa trên có răng cưa, nửa dưới nguyên, mọc riêng lẻ khoảng 4 - 7 hoa ở nách lá. Quả hình cầu, có nhiều hạt nhỏ bên trong.

Cam thảo đất phần lớn mọc hoang ở các bờ ao, ruộng, các khu đầm lầy ẩm ướt. Cây tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, miền nam Trung Quốc, Malaysia và một phần châu Mỹ. Ở nước ta, cam thảo nam mọc hoang khắp nơi, có thể bắt gặp ở ven các đường đi, bờ ruộng. 

1.2. Dược liệu cam thảo đất

Toàn cây cam thảo đất được sử dụng làm dược liệu. 

Cây có thể thu hái quanh năm, nhưng theo nhiều nghiên cứu, dược liệu được thu hái vào mùa xuân - hè sẽ cho chất lượng tốt nhất. Khi thu hái, bạn nên đào cả phần gốc, rễ của dược liệu.

Cây sau thu hoạch mang về rửa sạch, loại bỏ bùn đất, chia nhỏ. Dược liệu có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô hay xay thành bột dùng dần. Bột dược liệu có màu vàng lục, hơi xơ, mùi thơm nhẹ, dễ chịu, vị hơi ngọt. 

Theo quan điểm Đông y, loại dược liệu này có vị đắng nhẹ sau ngọt, mùi thơm nhẹ, tính mát, không độc.

Dược liệu Cam thảo đất
Dược liệu Cam thảo đất

1.3. Thành phần dinh dưỡng 

Do chứa một hoạt chất đặc trưng là alkaloid nên dược liệu có vị đắng. Ngoài ra, trong loại thảo dược này còn có một số thành phần khác như: Amellin, acid silixic, glucose, manitol, dulcitol, hexacosanol,... 

>> Xem thêm: 8 Tác dụng tuyệt vời của Mạch môn không phải ai cũng biết

2. Tác dụng của Cam thảo đất

Cam thảo nam là một loại thảo dược quý, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Cùng xem nó có những tác dụng gì nhé.

2.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Theo một số nghiên cứu đã được công bố, cây cam thảo đất có chứa thành phần có lợi trong việc điều trị bệnh tiểu đường, đó chính là Amellin. Đây cũng là thành phần tạo nên vị đắng của cây. 

Amellin có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cải thiện và ổn định đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu ngay cả với những trường hợp tiểu đường lâu năm. Ngoài ra, thành phần này còn có tác dụng  kích thích tăng hồng cầu, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

2.2. Chữa sốt phát ban

Với tác dụng này, bạn cần sử dụng dược liệu cam thảo đất khô để có tác dụng tốt. 

Bài thuốc: 15g cam thảo nam, cỏ nhọ nồi, sài đất; 12g trắc bá, 20g sắn dây. Tất cả đem rửa sạch rồi sắc thuốc uống. Mỗi ngày 1 thang chia 2 - 3 lần, bạn sẽ thấy triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm.

2.3. Chữa cảm cúm

Theo quan điểm Đông y, cam thảo nam có tác dụng kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc chỉ thống rất tốt.

Bài thuốc trị cảm cúm, ho có sử dụng loại dược liệu này như sau: 30g cam thảo đất tươi, 15g diếp cá, 9g bạc hà đem rửa sạch, sắc nước uống. Có thể kết hợp thêm với rau má, sài hồ nam, kim ngân, kinh giới, mạn kinh tử, cỏ trang.

Cam thảo nam có tác dụng nhuận phế chỉ ho
Cam thảo nam có tác dụng nhuận phế chỉ ho

2.4. Chữa mề đay

Cam thảo đất chứa một số hoạt chất có tác dụng tốt đối với da, giúp cải thiện các tình trạng như dị ứng phát ban, mẩn ngứa và mề đay.

Bài thuốc: 20g kim ngân hoa, ké đầu ngựa; 15g cam thảo nam, 10g lá mã đề, đem rửa sạch, sắc thuốc uống. Mỗi ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

2.5. Chữa mụn nhọt, ghẻ lở

Các thành phần alkaloid trong loại dược liệu này có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn giúp tiêu viêm, giảm sưng thích hợp cho người muốn trị mụn nhọt, ghẻ lở.

Bài thuốc: Cam thảo đất, sài đầy, kim ngân hoa 20g mỗi loại, rửa sạch, sắc nước uống. Mỗi ngày 1 thang, có thể dùng nguyên liệu khô hay tươi đều được.

2.6. Trị ho

Bạn có thể sử dụng bài thuốc 15g cam thảo đất, 15g tang bạch bì và 10g bồng bồng lá hen, rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang chữa ho rất tốt.  

Hoặc đơn giản hơn bạn sắc nước cam thảo đất uống mỗi ngày sau khi ăn hay dùng nước cốt cam thảo tươi hòa cùng với mật ong uống trong vài ngày sẽ thấy kết quả.

2.7. Chữa lỵ, tiêu chảy

Dùng 20g cỏ seo gà; cam thảo đất và lá mơ lông 15g mỗi loại, rửa sạch sắc nước uống, ngày 1 thang sẽ thấy bệnh được cải thiện.

2.8. Trị tiểu tiện không thông

Cam thảo đất tươi hay khô đều có tác dụng giải độc tiêu viêm, giúp cải thiện tình trạng viêm tuyến tiền liệt, tiểu tiện không thông.

15g cam thảo nam; râu ngô, bông mã đề 12g mỗi loại, đem sắc nước uống.

>> Xem thêm: Top 15 cây thuốc chữa tiểu đường tốt nhất hiện nay 

3. Cách sử dụng cam thảo đất chữa bệnh tiểu đường

Cây cam thảo đất có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt tuy nhiên bạn cần tuân thủ đúng theo liều lượng, cách sử dụng của bài thuốc để đảm bảo có hiệu quả. 

Bài thuốc sử dụng cam thảo đất chữa bệnh tiểu đường:

Chuẩn bị 15g cam thảo nam khô, 10g diệp hạ châu đem rửa sạch sắc lửa vừa với 3 phần nước đến khi còn lại 1 phần là được. Mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần. 

Hoặc để dễ thực hiện, bạn có thể uống nước cam thảo nam để thay thế bài thuốc trên. Tuy nhiên, hiệu quả có thể sẽ chậm hơn. Dùng 40g cam thảo đất tươi hoặc 20g cam thảo đất khô đun sôi với 1 lít nước.

Nước cam thảo nam hỗ trợ ổn định đường huyết
Nước cam thảo nam hỗ trợ ổn định đường huyết

4. Lưu ý khi sử dụng cam thảo đất

Khi sử dụng loại dược liệu này bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả mong muốn khi sử dụng:

  • Sử dụng quá liều có thể gây cao huyết áp, nhịp tim không đều, phù nề, giảm kali máu dẫn tới suy nhược yếu cơ.
  • Dược liệu có thể được sản xuất ở nhiều dạng khác nhau như tươi, khô, bột, chiết xuất,... Mỗi dạng sẽ có liều lượng tương ứng thích hợp ví dụ như dạng bột sử dụng tối đa 75mg/ngày. Vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Không được sử dụng loại dược liệu này uống thay nước hoàn toàn. Nếu sử dụng với lượng lớn và liên tục trong nhiều ngày có thể dẫn tới phù nề và rối loạn chuyển hóa. Do đó, nên sử dụng 3 - 5 ngày, sau đó nghỉ 1 - 2 ngày rồi lại tiếp tục sử dụng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú, người cao huyết áp được khuyến cáo tránh sử dụng dược liệu này dưới mọi hình thức.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Có một số câu hỏi về loại dược liệu này đã được gửi tới, chúng tôi sẽ giải đáp chúng trong bài viết này.

  • Quy trình trồng cây cam thảo đất như thế nào?

Đây là loại cây ưa điều kiện khí hậu ôn hoà và mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 18 - 20℃. Vì vậy nên trồng cây vào mùa đông hoặc mùa xuân. Bạn có thể trồng cam thảo đất bằng hạt, thân rễ hay hom cây.

Sau khi cho chúng xuống rạch đã đào sẵn, bạn lấp đất lên dày 1cm với hạt, 5cm với thân rễ và hom. Tưới nước cho đất ẩm và chặt.

Bạn nhớ tưới nước đảm bảo đủ ẩm, thường xuyên làm đất, diệt cỏ dại để cây phát triển tốt.

  • Sử dụng cam thảo đất khô hay tươi tốt hơn?

Cam thảo đất khô hay tươi đều tốt như nhau. Dạng khô có thể sẽ dễ bảo quản và sử dụng lâu hơn. Tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn dạng khô hay dạng tươi. Tuy nhiên cần chú ý tới liều dùng của mỗi loại sao cho hợp lý và đảm bảo tác dụng.

Cam thảo đất khô hay tươi đều tốt như nhau
Cam thảo đất khô hay tươi đều tốt như nhau

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại dược liệu này cũng như những tác dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe. Hãy chia sẻ bài viết cho nhiều người nếu thấy hữu ích bạn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Mọi câu hỏi của các bạn có liên quan đến Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng gọi điện đến hotline 0859 696 636 để được tư vấn ngay nhé.

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận