Cây Sầu đâu - Vị thuốc dân giã tốt cho sức khỏe

Mục lục [ Ẩn ]

Cây Sầu đâu là một món ăn dân giã của người dân miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Sầu đâu có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Vậy những tác dụng đó là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Cây Sầu đâu - Dược liệu dân gian tốt cho sức khỏe
Cây Sầu đâu - Dược liệu dân gian tốt cho sức khỏe

1. Đặc điểm cây Sầu đâu

Để hình dung rõ hơn về cây Sầu đâu, cùng tìm hiểu kỹ hơn qua các thông tin dưới đây nhé.

1.1. Cây Sầu đâu là gì?

Cây Sầu đâu hay còn có tên gọi khác là cây Neem, sầu đông, xoan Ấn Độ.

Tên khoa học: Azadirachta indica, thuộc họ Meliaceae.

Tên Tiếng Anh: Neem tree.

Nhiều người lầm tưởng Sầu đâu chính là cây xoan Việt Nam vì bề ngoài của chúng khá giống nhau. Vậy Cây Sầu đâu có phải cây xoan như mọi người hay nghĩ?

“Câu trả lời là không”. Nhiều người lầm tưởng Sầu đâu chính là cây xoan Việt Nam vì bề ngoài của chúng có điểm giống nhau. Tuy nhiên hai loại cây này lại khác nhau hoàn toàn.

  • Sầu đâu hay xoan Ấn Độ có lá xanh, hoa màu trắng lá có thể ăn được và là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.
  • Xoan Việt Nam có lá xanh nhưng hoa tím và đặc biệt lá độc không ăn được.

Cây lớn nhanh, cao từ 15 - 19m, một số ít cây đạt chiều cao 35 - 40m. Nhánh cây tỏa rộng có tán rậm hình oval hoặc hơi tròn, đường kính tán có thể đạt 15 - 20m. 

Các lá màu xanh, mọc đối, mỗi lá có khoảng 5 - 15 lá chét. Quả màu xanh lá cây chuyển sang vàng, chín vào khoảng tháng 6 - 8. 

1.2. Bộ phận sử dụng

Hầu hết các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc, tuy nhiên thường dùng nhất là lá. Theo Đông y, lá có vị đắng, hậu ngọt, tính mát. Hoa Sầu đâu màu trắng ít đắng hơn. 

Bên cạnh việc sử dụng lá Sầu đâu như một loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, lá Sầu đâu còn rất giàu chất chống oxy hóa, chúng đóng vai trò trong việc ức chế sự tạo thành của các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát sinh bệnh tật. 

Lá Sầu đâu được sử dụng làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm…

Ngoài ra, Sầu đâu còn được bào chế thành nhiều dạng khác nhau để thuận tiện cho việc sử dụng, một số dạng chủ yếu thường gặp như: Lá tươi, kem bôi hoặc dầu, dạng bột nhão

Bộ phận dùng chủ yếu của cây Sầu đâu là lá 
Bộ phận dùng chủ yếu của cây Sầu đâu là lá 

1.3. Thành phần dinh dưỡng của cây Sầu đâu

Cây Neem bao gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần lại có vai trò khác nhau đối với cơ thể:

  • Hạt chứa 4,5% dầu là các chất đắng nimbin, nimbidin, nimbolide và limonoids: kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Lá neem tươi chứa Quercetin và β - sitosterol: Đây là những Flavonoid polyphenol có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm.
  • Cụm hoa: chứa tinh dầu, nimbo sterol, acid béo và glucozit nimbosterin.
  • Quả: chứa chất đắng bakayami.

1.4. Phân bố, thu hái, chế biến và bảo quản

Phân bố: Cây Sầu đâu được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới như Ấn Độ, Pakistan, Nepal. Ở Việt Nam, Neem được thấy ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Ninh Thuận,Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau,...

Thu hái: Chủ yếu thu hái lá và hoa Sầu đâu vào thời điểm cây thay lá, hoa từ  khoảng tháng 10 đến tháng Giêng âm lịch.

Chế biến: Có nhiều cách chế biến khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và bộ phận dùng như.

  • Giã, đập vỏ cây rồi đun với nước uống.
  • Phơi khô lá rồi đun với nước.
  • Ngâm lá neem với cồn 90° 1 ngày rồi cho dầu dừa vào chưng để xoa bóp.

Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.

>> Xem thêm: Cây Chó đẻ và những bài thuốc chữa bệnh

2. Liều lượng sử dụng

Mỗi một dạng bào chế khác nhau sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau và đối với từng tình trạng riêng sẽ có liều lượng sử dụng riêng, do đó, trong quá trình sử dụng bạn cần đảm bảo sử dụng đúng liều theo quy định, tránh lạm dụng và sử dụng quá liều. Sau đây là một số liều lượng tham khảo ở một số dạng bào chế.

Chiết xuất từ vỏ cây Sầu đâu

  • Người bị acid dạ dày: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 30mg, dùng trong 10 ngày.
  • Người bị loét tá tràng: Cải thiện đáng kể ở liều 30 - 60mg, ngày dùng 2 lần, liên tục trong 10 tuần.
  • Người bị loét thực quản hoặc loét dạ dày: Ngày 2 lần, mỗi lần 30mg liên tục trong 6 tuần thấy vết loét được làm lành hoàn toàn.

Dầu Sầu đâu: Liều 0,2mL/kg thể trọng.

Viên Sầu đâu: Khuyến cáo dùng ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 viên uống cùng nước, dùng liên tục trong 1 tháng, sau ăn.

Lá Sầu đâu

  • Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lá Sầu đâu rất hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường.  
  • Người bị tiểu đường có thể dùng 5 - 10 lá tươi hoặc khô đun lấy nước uống mỗi ngày. Lá Sầu đâu có vị đắng nhưng hậu ngọt nên cũng không khó uống.
Mỗi người có một liều lượng sử dụng lá sầu đâu khác nhau
Mỗi người có một liều lượng sử dụng lá sầu đâu khác nhau

3. Tác dụng của cây Sầu đâu với sức khỏe

Như đã trình bày ở trên, mỗi bộ phận của cây Sầu đâu chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tốt. Tuy nhiên lá Neem được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh nhiều hơn. Lá Neem chứa nhiều Flavonoid, triterpenoid, các hợp chất chống oxy hóa và glycoside giúp:

3.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lá Sầu đâu kích thích tuyến tụy tăng sản xuất Insulin do đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu và đảm bảo không có sự gia tăng glucose ở bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc Insulin (đái tháo đường type 2).

Ức chế các men phân cắt tinh bột thành đường do đó hỗ trợ làm giảm lượng đường trong cơ thể. Bảo vệ mạch máu, làm chậm biến chứng xơ vữa mạch do tiểu đường. Ngăn chặn cơn đau do biến chứng thần kinh ở người bị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều lá Neem vì có thể gây hạ đường huyết. Tham khảo ý kiến Bác sĩ về liều dùng thích hợp.

3.2. Trị da nhăn, da khô

Dầu neem giàu vitamin E, acid béo và các chất chống oxy hóa nên nó rất tốt trong việc dưỡng ẩm da khô, da nứt nẻ. 

Bên cạnh đó, nó còn làm giảm các gốc tự do trong da, thúc đẩy sản xuất collagen, giúp chống lão hóa tuyệt vời và giữ cho làn da của bạn mềm mại.

3.3. Giúp trị mụn, mụn cóc

Các Flavonoid trong lá neem có khả năng chống viêm và chống vi khuẩn rất tốt do đó nó giúp loại bỏ vi khuẩn trên da, làm dịu các vết đỏ và giảm sẹo mụn mà không gây khô da.

Ngoài ra, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy dầu neem có thể hỗ trợ điều trị mụn trứng cá lâu dài khi được thêm vào các hạt nano lipid rắn (SLN), một loại công thức thuốc mới cung cấp giải phóng ổn định các thành phần hoạt tính.

Lá sầu đâu giúp làm giảm mụn 
Lá sầu đâu giúp làm giảm mụn 

3.4.  Hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch

Lá Neem còn giúp cải thiện việc lưu thông máu, kiểm soát tốt các vấn đề về tim mạch. Các chất chiết xuất từ lá sầu đâu được khuyến khích dùng trong việc làm giảm đông máu, kiểm soát huyết áp, tăng lipid máu và bệnh tim.

3.5. Bệnh vảy nến

Cây Sầu đâu đã được biết đến với công dụng làm giảm đỏ và viêm cho bệnh chàm và giảm ngứa da khô. 

Đây là một chất làm mềm hiệu quả, ngăn ngừa mất độ ẩm và giúp xây dựng lớp bảo vệ trên da. Thoa kem neem vào vùng da bị vảy nến sẽ làm giảm tình trạng này.

3.6. Tăng cường sức khỏe của tóc

Chiết xuất từ lá của cây Sầu đâu có chứa azadirachtin, một hợp chất có thể chống lại các ký sinh trùng gây ảnh hưởng đến da và tóc như chấy, rận.  Azadirachtin hoạt động bằng cách phá vỡ sự phát triển của ký sinh trùng và can thiệp vào quá trình sinh sản cũng như các quá trình sinh tế bào khác.

Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dầu gội có thành phần chiết xuất từ lá cây sầu đâu có thể giết chết chấy khi để dầu gội trên tóc trong 10 phút mà hâu như không gây thương tổn nào cho da.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ lá cây Sầu đâu - nimbidin, cũng có thể điều trị gàu do đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của nó. 

3.7. Làm giảm tình trạng các bệnh lý dạ dày

Như chúng ta đã biết, các flavonoid có tác dụng tốt trong điều trị một số bệnh như viêm nhiễm, dị ứng, loét dạ dày và hành tá tràng, giúp cơ thể điều hòa các quá trình chuyển hóa, chống lão hóa, làm bền thành mạch máu. 

Vì vậy, nhiều chứng minh đã chỉ ra rằng, ống trà lá neem trong 30 ngày sẽ giúp chữa lành các tổn thương, các vết loét ở dạ dày.

Lá sầu đâu giúp làm giảm tình trạng các bệnh lý dạ dày
Lá sầu đâu giúp làm giảm tình trạng các bệnh lý dạ dày

3.8. Hỗ trợ chức năng gan và thận

Đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của lá cây Sầu đâu có thể giúp chống lại stress oxy hóa, do đó có thể thúc đẩy sức khỏe của gan và thận.

Stress oxy hóa là do sự tích tụ của các phân tử không ổn định được gọi là các gốc tự do. Mặc dù cơ thể bạn tự nhiên tạo ra các gốc tự do như một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất, nhưng các nguồn bên ngoài sẽ làm tăng sự hiện diện của chúng.

Một số loại thuốc, bao gồm thuốc điều trị ung thư, thuốc giảm đau và thuốc chống loạn thần, có thể góp phần gây ra stress oxy hóa, dẫn đến tổn thương mô trong gan và thận của bạn

Ngoài ra, một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất lá neem làm giảm tổn thương gan do acetaminophen liều cao. Một nghiên cứu khác trên chuột cũng cho thấy những tác dụng tương tự, cho thấy chiết xuất neem cải thiện tổn thương mô thận do thuốc hóa trị

Ngoài những tác dụng đã nêu trên, cây Sầu đâu còn được biết đến với nhiều tác dụng ưu việt khác nữa như: điều trị vô sinh, điều trị sốt rét, tăng cường sức khỏe răng miệng,...

>> Xem thêm: Top 15 cây thuốc chữa tiểu đường tốt nhất hiện nay

4. Lưu ý khi dùng cây Sầu đâu

Sầu đâu có nhiều tác dụng tuyệt vời, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần thận trọng. Tham khảo ý kiến của Bác sĩ, Dược sĩ trong một số trường hợp để tránh các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

  • Một số tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng cây Sầu đâu: Nôn, tiêu chảy, buồn ngủ, rối loạn máu, động kinh, mất ý thức não, rối loạn não,...
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây Sầu đâu thì khôn nên sử dụng.
  • Người huyết áp thấp không nên sử dụng lá cây Sầu đâu hoặc các chế phẩm được sản xuất hay có chứa các hoạt chất được chiết xuất từ cây Sầu đâu.
  • Hiện nay ở nước ta có nhiều loại cây Sầu đâu khác nhau tránh nhầm lẫn cây Sầu đâu Ấn Độ và cây Sầu đâu bản địa của nước ta. Sầu đâu bản địa của nước ta chỉ có vỏ rễ và vỏ thân được sử dụng trong Y học.
  • Khi sử dụng lá tươi cần rửa sạch, có thể ngâm rửa bằng nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi sinh gây hại.
  • Vì tác dụng ở mỗi người khác nhau, do đó, khi sử dụng cần kiên trì để thấy được hiệu quả.
  • ...
Phụ nữ có thai không nên sử dụng lá Sầu đâu
Phụ nữ có thai không nên sử dụng lá Sầu đâu

Ngoài ra cây Sầu đâu tương tác với một số thuốc dưới đây, do đó bạn cần lưu ý khi sử dụng. 

  • Lithium: cây Sầu đâu có tác dụng lợi tiểu do đó có thể làm giảm quá trình đào thải lithium ra khỏi cơ thể. Điều này làm lượng lithium tăng cao trong máu và gây nên một số phản ứng phụ nghiêm trọng. Nếu bạn đang dùng Lithium cần tham khảo Bác sĩ về liều dùng cho phù hợp.
  • Thuốc điều trị tiểu đường: cây Sầu đâu có tác dụng hạ đường huyết, nếu sử dụng cùng với thuốc tiểu đường có thể làm lượng đường trong máu quá thấp.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Sầu đâu có thể làm tăng cường hệ thống miễn dịch do đó sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc gây suy giảm hệ miễn dịch.
>> Xem thêm: Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường an toàn mà người bệnh nên biết

5. Cách làm gỏi Sầu đâu

Cứ vào mùa, lá Sầu đâu được bày bán rất nhiều ở chợ. Người dân Tây Nam Bộ thường mua lá Sầu đâu về nấu canh hoặc làm gỏi. Tuy nhiên, món gỏi Sầu đâu được ưa chuộng hơn và trở thành một món ăn không thể thiếu của bất kỳ ai khi đến đây.

Nguyên liệu: Sầu đâu 100 gram; đậu hũ 100 gram; tàu hũ ky tươi 100 gram; dưa leo 200 gram; xoài xanh 200 gram; nước cốt me 100mL; đường 2 thìa canh; hạt nêm chay 2 thìa cafe; tỏi băm 1 thìa cafe; ớt băm 5 tép; lạc rang 20 gram;...

Thực hiện:

Xoài và dưa leo rửa sạch, gọt bỏ vỏ và bào sợi. 

Cho lá Sầu đâu vào trụng sơ trong nước sôi, sau đó ngâm trong nước đá lạnh, đến khi chuẩn bị ăn thì vớt ra cho ráo nước.

Tàu hũ rửa rồi đem trụng với nước sôi trong khoảng 2 phút để đậu hũ mềm và dai hơn rồi đem cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5cm rồi xé sợi nhỏ. Đậu hũ cắt thành từng sợi vuông dài, kích thước 1,5cm.

Cho đậu hũ và tàu hũ vào một bát tô, thêm một ít tỏi, 2 thìa cafe hạt nêm chay, trộn đều và ướp trong khoảng 20 phút rồi đem đi chiên cho tới khi vàng giòn là được.

Pha nước sốt: cho tỏi và ớt vào phi thơm, cho nước cốt me vào khuấy đều, nếu thấy quá sệt thì cho thêm một ít nước lọc, thêm 1 chút đường và 1 thìa canh nước, đun cho đến khi thấy hỗn hợp hơi sệt lại thì cho lạc rang giã nguyên vào, trộn đều và tắt bếp.

Lấy một âu lớn, cho lá sầu đâu, xoài xanh, dưa leo vào trộn đều sau đó cho đậu hũ, tàu hũ vào tiếp tục trộn đều tay. Sau khi đã trộn kỹ thì cho khoảng 5 thìa nước sốt vào đảo đều lên là được. Khi ăn cho thêm một chút lạc rang giã nhỏ nhé.

Gỏi Sầu đâu
Gỏi Sầu đâu

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về cây Sầu đâu, một món ăn dân giã nhưng lại có nhiều tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh. Nếu bạn thấy bài viết hay, đừng ngại like và chia sẻ để nhiều người biết về cây thuốc này nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

Để đẩy lùi bệnh tiểu đường nhanh chóng, cắt giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, bạn hãy gọi ngay tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn, điều trị đúng nhất nhé! 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (22 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận