Cây Chó đẻ và những bài thuốc chữa bệnh

Mục lục [ Ẩn ]

Cây Chó đẻ hay Diệp hạ châu là vị thuốc nam hàng đầu trong các bài thuốc Đông y trị bệnh tiểu đường, viêm gan do virus, mụn nhọt,... Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu quý nhưng có tên dân giã trong bài viết dưới đây nhé.

Cây Chó đẻ - Diệp hạ châu
Cây Chó đẻ - Diệp hạ châu

1. Đặc điểm của cây Chó đẻ (Diệp hạ châu)

Cây Diệp hạ châu trong dân gian còn được gọi là cây Chó đẻ. Bởi từ xa xưa các bậc danh y đã quan sát thấy rằng sau khi sinh con, chó mẹ thường tìm ăn loại cây này nên người dân gọi luôn là cây Chó đẻ.

1.1. Cây Chó đẻ (Diệp hạ châu) là gì?

Ngoài cái tên Diệp hạ châu, cây Chó đẻ còn được gọi là cây Cau trời, Diệp hòe thái,... Chúng có tên khoa học là Phyllanthus urinaria, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). 

Cây Chó đẻ thuộc cây thân thảo, sống một năm (đôi khi lâu năm), mỗi cây trưởng thành cao khoảng 30 - 60cm, nhiều cây cao tới 80cm. Thân cây khá cứng và nhẵn, có nhiều nhánh ở gần gốc, các nhánh nằm thẳng hoặc sõng soài, có cánh, có lông cứng dọc theo một bên thân.

cây mọc so le, hình bầu dục, các lá xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim. Mặt trên lá có màu xanh lục nhạt, còn mặt dưới thì màu xám nhạt, cuống lá rất ngắn.

Chó đẻ ra hoa trong khoảng tháng 4 - 6 và kết quả tháng 7 - 10 hàng năm. Hoa của chúng mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc.

Quả nang, hình cầu, hơi dẹt. Quả mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai. Hạt của Chó đẻ có hình 3 mặt, màu nâu đỏ hơi xám nhạt, với 12 - 15 lằn gợn ngang rõ nét ở cả lưng và các mặt, thường với 1 - 3 vết lõm sâu hình tròn trên mặt.

Đặc điểm thực vật của cây Chó đẻ
Đặc điểm thực vật của cây Chó đẻ

1.2. Phân bố cây Chó đẻ

Cây Chó đẻ có nguồn gốc xa xưa ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Hiện nay, chúng phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới. Ở châu Á, vùng phân bố của Diệp hạ châu đắng gồm các nước Philippines, Indonesia, Ấn độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.

Ở nước ta, Chó đẻ là loại cây khá phổ biến ở các miền quê. Chúng thường mọc hoang ở bìa rừng dưới độ cao 600m, ven đường, những cánh đồng khô hoặc vùng đất hoang.

1.3. Phân loại

Dựa theo đặc điểm hình thái màu sắc bên ngoài, cây Chó đẻ được chia thành ba loại như sau: 

  • Cây Chó đẻ thân xanh:

Hay còn gọi là cây Chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cây răng cưa. Cây có lá ngắn, mỏng, màu sắc nhạt hơn bình thường. Lá mọc khá nhanh trên một cành, cây ít phân nhánh. Loại này có vị đắng đúng như tên gọi và chúng sở hữu dược tính mạnh nhất trong ba loại.

  • Cây Chó đẻ màu xanh đậm

Giống cây Chó đẻ này có tên tiếng Anh là Phyllanthus sp. Lá to, màu xanh đậm, mọc thưa rời rạc trên cành cây. Loại này không được dùng làm thuốc chữa bệnh. 

  • Cây Chó đẻ thân đỏ

Hay còn được gọi là diệp hạ châu ngọt. Loài cây này thân có pha chút ánh đỏ, càng về gốc thì màu đỏ càng đậm hơn. Phần lá của cây dài, dày và có màu xanh đậm hơn một chút so với loại Chó đẻ thân xanh.

Lá cây mọc mau, cây phân nhánh rất nhiều. Loại cây này cũng được khai thác làm thuốc, nhưng vì dược tính không mạnh nên ít phổ biến hơn.  

Có 3 loại cây chó đẻ khác nhau
Có 3 loại cây chó đẻ khác nhau

1.4. Thu hái và sơ chế

Bộ phận sử dụng của cây Chó đẻ là toàn bộ phần trên của cây. Chúng được thu hái vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng thu hái vào mùa hè là tốt nhất.

Dược liệu thu về được đem đi rửa sạch, phơi nắng gần khô, sau đó đem phơi trong râm cho Chó đẻn khô hẳn và đem sử dụng hoặc có thể sấy khô.

1.5. Dược liệu Diệp hạ châu

Diệp hạ châu có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh Can. Có tác dụng sát trùng, tán ứ, tiêu độc, thông huyết điều kinh, lợi tiểu, thông sữa.

1.6. Thành phần hóa học

Trong cây Chó đẻ có chứa rất nhiều chất thuộc các nhóm hóa học sau:

  • Flavonoid: Kaempferol, Quercetin, Rutin.
  • Lignan: Phyllanthin.
  • Triterpen: Stigmasterol, ꞵ - sitosterol, Stigmasterol - 3 - 0 - ꞵ - glucoside,…
  • Tanin: Acid elagic, acid gallic…
  • Axit hữu cơ: Acid succinic, acid ferulic, acid dotricontanoic.
  • Phenol: Methylbrevifolin carboxylat.
  • Các thành phần khác: n - octadecane, acid dehydrochebulic methyl ester, Triacontanol, Phylanthurinol acton.
Diệp hạ châu chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe
Diệp hạ châu chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe

2. Tác dụng của cây Chó đẻ (Diệp hạ châu)

Từ xa xưa, Chó đẻ hay Diệp hạ châu đã được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền bởi chúng có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Cụ thể:

2.1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Tác dụng giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường của cây Chó đẻ đã được kết luận vào năm 1995. Đường huyết sẽ giảm một cách đáng kể khi cho uống thuốc có thành phần từ cây này trong 10 ngày.

Ngoài ra, với khả năng vượt trội trong phục hồi chức năng gan thận, thanh lọc độc tố, cây Chó đẻ sẽ hỗ trợ giảm triệu chứng ở các bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường lâu năm kèm biến chứng như gan, thận,…

2.2. Chữa bệnh gan

Trong những năm gần đây, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của cây Chó đẻ. Một trong những phát hiện quan trọng của những nghiên cứu này là loại cây này có thể sử dụng để điều trị bệnh viêm gan B. 

Ngoài ra, vị thuốc dân giã này còn có tác dụng hạ men gan, tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan khỏi các tác nhân xấu.

Để dùng cây Chó đẻ chữa bệnh về gan, bạn làm theo các bước sau:

  • Chuẩn bị: Cây Chó đẻ 30g, Nhân trần 12g, Sài hồ 12g, Hạ khô thảo 12g, Chi tử 8g.
  • Rửa sạch, sau đó sắc (nấu) lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

2.3. Hỗ trợ giảm cân

Ngoài tác dụng giảm mỡ trong máu và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, khi cây Chó đẻ răng cưa kết hợp với lá sen còn có cho tác dụng giảm cân rất hiệu quả. 

Để sử dụng loại dược liệu này để giảm cân, bạn chuẩn bị cây Chó đẻ răng cưa và lá sen khô, rửa sạch và cho vào ấm hãm, dùng thay nước uống hàng ngày. Sau một thời gian dài sẽ thấy được kết quả thần kỳ trong việc giảm cân.

Cây chó để hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Cây chó để hỗ trợ giảm cân hiệu quả

2.4. Trị mụn

Cây Chó đẻ có tác dụng kháng viêm, làm lành vết thương. Do vậy, khi đang bị mụn nhọt, lở ngứa, bạn hãy lấy cây Chó đẻ rửa sạch, giã đắp hoặc giã lấy nước cốt bôi vào vùng da đang bị tổn thương sẽ cho tác dụng trị mụn rất tốt.

2.5. Trị ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt

Cây thuốc này có khả năng kích thích ăn ngon và kích thích trung tiện. Người Ấn Độ hay dùng Chó đẻ để chữa các bệnh kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java cũng hay dùng chúng để trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

Bài thuốc trị ăn không ngon, đau bụng với cây Chó đẻ: 

  • Chuẩn bị: Cây Chó đẻ 1g, Nhọ nồi 2g, Xuyên tâm liên 1g. 
  • Đem rửa sạch, phơi khô các dược liệu trên trong bóng râm, sau đó tán bột.
  • Sắc hỗn hợp bột thuốc trên và uống hết ngay một lúc. Mỗi ngày uống 3 lần.

2.6. Chữa sốt rét, giảm đau

Các nhà nghiên cứu Brazil và Kenneth Jones đã khám phá ra tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Chó đẻ - Diệp hạ châu Phyllanthus niruri. 

Tác dụng giảm đau của cây Chó đẻ mạnh hơn Indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn Morphin tới 3 lần. Bài thuốc dùng Chó đẻ để chữa sốt rét:

  • Chuẩn bị: Cây Chó đẻ 8g, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thảo quả, dây gắm, thường sơn mỗi vị 10g, bình lang (hạt cau), dây cóc, ô mai mỗi vị 4g.
  • Rửa sạch dược liệu, đem sắc với 600ml nước cho tới khi còn 200mL thì ngừng.
  • Chia nước sắc thành 2 lần uống, dùng trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ.
Sốt rét do muỗi truyền bệnh
Sốt rét do muỗi truyền bệnh

Ngoài các công dụng trên, dân gian còn hay dùng cây Chó đẻ để chữa các bệnh sau:

  • Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm ruột đi ngoài ra nước hoặc viêm thận đái đỏ: Dùng cây Chó đẻ răng cưa 40g, Dành dành 12g, Mã đề 20g sắc uống.
  • Chữa lở loét, vết thương không liền miệng: Dùng lá Chó đẻ răng cưa, lá Thồm lồm với lượng bằng nhau, 1 nụ Ðinh hương. Rửa sạch, giã nhỏ đắp lên chỗ bị tổn thương.
  • Chữa trẻ em tưa lưỡi: Giã cây Chó đẻ tươi, vắt lấy nước cốt, bôi.
  • Sản hậu ứ huyết: Dùng 8 - 16g cây Chó đẻ khô, sắc uống hằng ngày
>> Xem thêm: Củ nghệ và những bài thuốc hay được lưu truyền

3. Cách sử dụng cây Chó đẻ chữa bệnh tiểu đường

Với công dụng giúp hạ đường huyết và hỗ trợ khắc phục các biến chứng của tiểu đường, bạn có thể sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh tiểu đường theo cách sau:

  • Chuẩn bị: Cây Chó đẻ 10 - 15g, Cam thảo 10 - 15g.
  • Đem hỗn hợp trên đi rửa sạch, nấu nước uống để hàng ngày.
  • Khi hết biến chứng hoặc giảm các triệu chứng tiểu đường thì có thể giảm xuống mỗi thứ còn khoảng 5g. Vẫn nấu nước để uống hằng ngày.

4. Lưu ý khi sử dụng cây Chó đẻ

Cây Chó đẻ có rất nhiều tác dụng đáng quý đối với sức khỏe, tuy vậy, khi sử dụng không đúng cách rất dễ gặp các tác dụng phụ như sau:

  • Nguy hiểm cho người có huyết áp thấp: Chó đẻ có tính hàn, khi người huyết áp thấp dùng quá liều sẽ gây mất nước, nôn ói và gây giảm huyết áp nhanh.
  • Gây suy giảm miễn dịch, phá hồng cầu.
  • Gây xơ gan, teo gan: Tuy cây Chó đẻ có tác dụng chữa các bệnh về gan tuy nhiên khi quá lạm dụng loại dược liệu này lại dễ gây ra các nguy hại cho gan.
  • Cây Chó đẻ ảnh hưởng tới khả năng mang thai: Đây là loại cây có tính hàn, nên khi sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai gây khó có thai.
Lạm dụng cây Chó đẻ có thể gây xơ gan
Lạm dụng cây Chó đẻ có thể gây xơ gan

Để tránh các tác dụng phụ nêu trên, cũng như phát huy được tối đa công dụng của cây, người dùng cần lưu ý các điểm sau trong quá trình sử dụng:

  • Không dùng cây Chó đẻ cho người không có bệnh.
  • Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn trong quá trình điều trị, tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng hay tăng thời gian dùng.
  • Chọn dùng cây Chó đẻ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Không dùng cây này cho phụ nữ đang mang thai. 
  • Không dùng cho người thể hàn (thể tỳ vị hư hàn), khó tiêu, dễ bị đầy bụng, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh.
>> Xem thêm: Top 15 cây thuốc chữa tiểu đường tốt nhất hiện nay

5. Một số câu hỏi thường gặp

Trong quá trình sử dụng cây Chó đẻ, người dùng có rất nhiều thắc mắc muốn được giải đáp. Dưới đây là một vài câu hỏi mà người dùng hay phân vân:

  • Cách dùng cây Chó đẻ tốt nhất?

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cây Chó đẻ ở các dạng tươi, khô, tán bột. Còn sử dụng dạng nào tốt nhất thì phải tùy vào bệnh bạn đang điều trị.

  • Uống cây Chó đẻ nhiều có tốt không?

Câu trả lời là không. Tuy có nhiều tác dụng điều trị bệnh nhưng chỉ nên dùng cây Chó đẻ khi có bệnh. Còn khi bệnh hết, bạn không nên sử dụng tiếp loại dược liệu này.

Bởi vì, khi sử dụng nước cây Chó đẻ kéo dài gây teo gan, xơ gan, hạ huyết áp, suy giảm miễn dịch,... ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe.

  • Cây Chó đẻ có gây vô sinh?

Cây Chó đẻ có tác dụng co cơ trơn và mạch máu ở tử cung nên được khuyến cáo "không dùng cho phụ nữ có thai". Nhưng chưa có tác giả nào nói nước sắc từ loại dược liệu này gây vô sinh. 

Chính vì vậy, thông tin uống nước cây Chó đẻ bị vô sinh là hoàn toàn không có căn cứ.

Thêm vào đó, hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy uống nước cây Chó đẻ ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh trùng nam giới. Cho nên, các quý ông có thể yên tâm uống nước của loại cây này để điều trị bệnh.

Tuy vậy, do cây Chó đẻ có tính hàn, phụ nữ không nên dùng liên tục dễ gây lạnh tử cung, khó cho việc thụ thai.

Cây chó đẻ không ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng
Cây chó đẻ không ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng

Trên đây là những kiến thức về cây Chó đẻ mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về loại cây này. Nếu thấy bài viết hay, bạn đừng quên like và chia sẻ để nhiều người được biết nhé.

Mọi câu hỏi có liên quan đến Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng gọi điện đến hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canh
Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận