Gạo lứt - Đặc điểm, tác dụng, lưu ý khi sử dụng

Mục lục [ Ẩn ]

Gạo lứt là một loại gạo quen thuộc, chúng thường được người ăn kiêng sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn của mình. Vây, để hiểu hơn về loại gạo này, cũng như các đặc điểm, tác dụng và những lưu ý khi sử dụng thì hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe là gì?
Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe là gì?

1. 5+ Tác dụng của gạo lứt với sức khỏe

Dù là loại gạo mới được mọi người biết đến trong một số năm gần đây nhưng nó lại được nhiều người tin tưởng sử dụng, nhưng không phải ai cũng hiểu hết được các tác dụng của nó với sức khỏe. Vậy để trả lời câu hỏi ăn gạo lứt có tác dụng gì? mời bạn đọc cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua đoạn viết sau:

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn được gạo lứt không? Người bệnh tiểu đường sử dụng gạo lứt thế nào là phù hợp?... và còn nhiều câu hỏi khác mà người bệnh còn thắc mắc về loại gạo này mà vẫn chưa tìm được đáp án. Hôm nay, Viên thìa canh sẽ giúp bạn trả lời.

Đáp án là có nhé. Đây là một loại lương thực rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường vì:

Gạo lứt là loại gạo có chỉ số đường huyết thấp hơn các loại gạo trắng khác, do đó, nó phù hợp với người bệnh hơn và không làm tăng đường huyết sau khi dùng.

Loại gạo này có hàm lượng chất xơ cao do vẫn còn lớp cám bên ngoài mỗi hạt. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất xơ có trong loại gạo này giúp chống lại tình trạng táo bón, có tác dụng nhuận tràng, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và đóng vai trò như một tấm lưới lọc đường trong thức ăn đi vào cơ thể.

Chất xơ làm cản trở sự hấp thu đường vào trong máu, từ đó giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong máu được tốt hơn.

Một nghiên cứu khác với quy mô 197.000 người cũng đã đưa ra kết luận rằng, gạo lứt có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra, người ta cũng đưa ra kết luận thông qua một nghiên cứu rằng, nếu cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn 2 lần gạo lứt/tuần thì có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và nồng độ HbA1c.

Gạo lứt giúp người bệnh kiểm soát lượng đường huyết
Gạo lứt giúp người bệnh kiểm soát lượng đường huyết

1.2. Hỗ trợ tiêu hóa

Đây là một loại lượng thực dễ dàng thêm vào chế độ ăn hàng ngày. Nó có hàm lượng chất xơ cao hơn gạo trắng, do đó, nó có giúp hệ tiêu hóa của cơ thể hoạt động được tốt hơn.

Như chúng ta đã biết, chất xơ có tác dụng điều chỉnh nhu động ruột và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Nó giúp làm giảm tình trạng táo bón và viêm đại tràng ở người sử dụng. 

1.3. Hỗ trợ giảm cân

Gạo lứt là một trong những loại ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh là có khả năng kiểm soát cân nặng với những người có tình trạng béo phì. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại gạo này có tác động tích cực đến việc làm giảm chỉ số khối cơ thể và chất béo. 

Chất xơ có trong gạo lứt cũng có tác động tốt đến quá trình này, chúng làm tăng nhu động ruột, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn và giúp người béo phì có cảm giác no lâu hơn, giảm thiểu hàm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Từ đó giúp quá trình giảm cân của bạn diễn ra tốt hơn.

1.4. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Đây là loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa lignans - là hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tác dụng giúp ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến tim mạch. Lignans cũng được biết là có khả năng làm giảm lượng chất béo trong máu, giảm huyết áp và giúp làm giảm viêm trong động mạch.

Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc nguyên hạt trong đó có gạo lứt đều có thể làm giảm hàm lượng cholesterol toàn phần và cholesterol LDl (cholesterol xấu) và làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL trong cơ thể, giúp chúng ta ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Một phân tích của 45 nghiên cứu đã cho thấy rằng, những người thường xuyên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm cả loại gạo này đều có nguy có mắc các bệnh về tim mạch thấp hơn 16 - 21% so với những người không sử dụng thường xuyên.

Gạo lứt tăng cường sức khỏe tim mạch
Gạo lứt tăng cường sức khỏe tim mạch

1.5. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Gạo lứt và đặc biệt là gạo lứt nảy mầm đã được chứng minh là có khả năng giúp ngăn ngừa các biến chứng của thoái hóa thần kinh và làm giảm khả năng mắc chứng Alzheimer nhờ hoạt chất acid gama - aminobutyric có trong thành phần dinh dưỡng.

Gạo lứt nảy mầm chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe giúp cơ thể ức chế enzyme có hại có tên là prolyl - endopeptidase, một enzyme có liên quan đến bệnh Alzheimer. Nó cũng rất có lợi cho các rối loạn khác có liên quan đến chức năng não cũng như chứng sa sút trí tuệ và chứng hay quên.

1.6. Các tác dụng khác của gạo lứt

Ngoài những công dụng thường gặp của loại gạo này mà Viên thìa canh đã nêu ở trên, nó còn mang đến cho người dùng nhiều công dụng khác khi biết cách sử dụng hợp lý như:

  • Cải thiện sức khỏe xương khớp
  • Giảm chứng mất ngủ
  • Chống trầm cảm
  • Tăng cường hệ thần kinh
  • Giảm căng thẳng ở phụ nữ cho con bú

2. Sự thật thú vị về gạo lứt

Một vài thông tin và kiến thức hữu ích về loại gạo này mà có thể bạn đang tìm kiếm có lẽ sẽ được trình bày qua đoạn viết sau. Vì thế đừng bỏ qua nó nhé!

2.1. Gạo lứt là gì?

Gạo lứt hay còn có tên gọi khác là gạo rằn, gạo lật và có tên tiếng Anh là: Brown rice. Đây là một loại gạo chỉ xay bỏ đi lớp vỏ trấu và giữ nguyên phần cám gạo. Đây là loại gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể đặc biệt là các nguyên tố vi lượng.

Gạo lứt chỉ khác gạo trắng ở mức độ trong quá trình xay xát, nếu gia tăng mức độ xay xát, nếu tăng mức độ xay xát của gạo lứt thì nó sẽ chuyển thành gạo trắng.

2.2. Các loại gạo lứt

Để phân loại gạo lứt người ta thường chia theo 2 cách khác nhau:

Cách 1: Phân loại theo chất gạo là tẻ và nếp

Cách 2: Phân loại theo màu sắc là đỏ, đen và trắng ngà

Phần lớn hầu hết người dân đều phân loại gạo lứt theo cách thứ 2 là phân loại theo màu sắc. Khi phân loại theo màu sắc thì người ta thường chia nó là ba loại khác nhau là đỏ, đen và trắng ngà. Màu của gạo là do lớp cám bên ngoài quy định cụ thể như sau:

  • Gạo lứt đỏ:

Loại này thường có màu đỏ nâu và khi đã nấu chín thì khá dẻo. Đây là loại dễ được tìm thấy nhất trên thị trường. Loại này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thích hợp cho nhu cầu của những nhóm người như: Người cao tuổi; người ăn chay; bệnh nhân tiểu đường,...

Khi mua loại gạo này bạn cần chú ý để không bị nhầm lẫn với gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng có chỉ số đường huyết khá cao nên sẽ không phù hợp với những người bị tiểu đường.

  • Gạo lứt đen

Hay còn có tên gọi khác là gạo lứt tím than. Loại này có chứa nhiều chất xơ và nhiều hợp chất thực vật khác tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và có hàm lượng đường thấp.

Gạo lứt đen
Gạo lứt đen
  • Gạo lứt trắng

Đây là loại được sản xuất nhiều nhất hiện nay ở nước ta và phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau. Nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

2.3. Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt

Hầu hết các loại gạo lứt đều chứa các loại hoạt chất tương tự nhau nhưng ở mỗi loại thì hàm lượng của các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt đây là loại gạo rất giàu vitamin nhóm B và các khoáng chất.

Sau đây, là bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram gạo lứt đỏ mà chúng tôi đã tìm hiểu được.

  • Năng lượng: 370 Kcal
  • Nước: 10,37 gram
  • Carbohydrate: 77,24 gram trong đó có 0,85 gram đường và 3,52 gram chất xơ
  • Chất béo: 2,92 gram; chất đạm: 7,85 gram
  • Vitamin B6: 39% DV; vitamin B1: 35% DV; vitamin B3: 34% DV; vitamin B5: 30% DV; vitamin B2: 8% DV; vitamin B9: 5% DV;...
  • Khoáng chất: Mangan: 178% DV; Phospho: 48% DV; Magie: 40% DV; Selen: 33% DV; Kẽm: 21% DV; Sắt: 11% DV; Kali; Canxi;...

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết nạp vào cơ thể một ngày của người trưởng thành)

3. Một số chú ý khi dùng gạo lứt mà bạn nên biết

Dù là loại gạo quen thuộc và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nó đúng cách. Vậy để sử dụng loại gạo này được an toàn mà bạn nên lưu ý những điểm sau.

  • Không ngâm gạo quá lâu và vo quá kỹ vì sẽ làm mất đi hàm lượng lớn vitamin B1 có trong loại gạo này.
  • Gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ chữa và phòng bệnh, không có tác dụng điều trị, do đó, không được lạm dụng và tin tưởng mù quáng.
  • Cách nấu loại gạo này tương tự như các loại gạo bình thường khác nhưng thời gian nấu của nó thường lâu hơn. 
  • Chọn mua các loại gạo có màu đỏ đậm hoặc đen thay vì loại có màu nâu vì hai loại kia có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
  • Khi chọn thì nên mua loại có hạt thon dài, không bị vỡ, mối mọt, hạn chế mua những hạt đã bị đục và mờ. Vì đây là những hạt đã bị để lâu và mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
  • Không sử dụng quá thường xuyên vì loại gạo này có chứa acid phytic - khi chất này có nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm sự hấp thu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt và kẽm.
  • Tùy vào thể trạng sức khỏe của cơ thể mà bạn có chế độ sử dụng gạo lứt thích hợp. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có phương pháp sử dụng hợp lý nhất.
  • Xác định mục đích rõ ràng trước khi dùng vì chỉ khi xác định được mục đích sử dụng thì bạn mới tìm cho mình cách sử dụng nó hợp lý và phù hợp,...
Lưu ý khi sử dụng gạo lứt
Lưu ý khi sử dụng gạo lứt

4. Các món ngon từ gạo lứt

Một số cách chế biến gạo lứt đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà sẽ được trình bày qua đoạn viết sau, đừng bỏ qua nhé!

4.1. Gạo lứt muối mè

Nguyên liệu: Gạo lứt: 200 gram; đậu phộng có vỏ: 300 gram; mè trắng (có thể dùng mè đen): 200 gram; muối hạt: 100 gram.

Thực hiện:

Gạo lứt mua về nhặt bỏ sạn, các hạt lép. Rồi rửa sơ qua bằng nước lạnh và ngâm trong nước lạnh trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau khi ngâm gạo xong thì cho gạo vào nồi nấu cơm cùng 400mL nước.

Bóc bỏ phần vỏ cứng bên ngoài của đậu phộng, loại bỏ các hạt hư và lép. Rửa sạch và để ráo. Cho chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì cho toàn bộ đậu phộng đã bóc vỏ vào rang đều tay trên ngọn lửa lớn.

Khi thấy đậu phộng đã chuyển sang màu hơi nâu và có mùi thơm thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục rang cho đến khi lớp vỏ lụa bên ngoài hạt tách ra là được. Cho đậu phộng ra bát và để nguội rồi bóc bỏ phần lớp lụa bên ngoài.

Cho mè vào một tô lớn cùng 500mL nước sạch, dùng rây lọc để lấy lại phần mè và để ráo.Cho chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì cho mè vào đảo đều tay, khi thấy mè đã chuyển sang màu vàng nâu và có mùi thơm thì tắt bếp và cho mè ra chén.

Để chảo trên bếp và cho vào chảo 100 gram muối hạt, đảo đều đến khi muối chuyển sang màu trắng đục thì tắt bếp và cho ra chén.

Cho đậu phộng đã bóc vỏ ra cối đâm nhuyễn, tương tự làm cho mè và muối hạt. Sau khi đã đâm nhuyễn 3 thành phần trên thì trộn đều chúng vào với nhau.

Cơm gạo lứt sau khi đã chín thì xới cơm ra bát và ăn kèm cùng hỗn hợp muối mè nhé.

Gạo lứt muối mè
Gạo lứt muối mè

4.2. Gạo lứt rang

Nguyên liệu: Gạo lứt: 100 gram.

Thực hiện: Gạo mua về làm sạch, nhặt bỏ đi các hạt lép. 

Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì cho gạo đã làm sạch vào rang đều tay. Đun trên ngọn lửa nhỏ và đảo cho đến khi gạo chuyển sang màu nâu sẫm hơn, có mùi thơm và hạt gạo nở bung ra là được.

4.3. Nước gạo lứt

Chuẩn bị nguyên liệu và rang gạo lứt tương tự như phần chế biến gạo lứt rang. Để làm thành nước gạo lứt bạn cần làm thêm một số công đoạn như sau:

  • Gạo lứt sau khi được rang xong thì cho vào nồi cùng 1 lít nước và ½ thìa cafe muối, đun sôi. Sau khi thấy nồi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, đun tiếp thêm 30 - 40 phút thì tắt bếp và chờ nước nguội.
  • Sau khi nước nguội thì dùng rây để lọc bỏ phần xác gạo. Phần nước cho vào bình bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng trong ngày.

5. Những câu hỏi thường gặp về gạo lứt

Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới gạo lứt.

  • Uống nước gạo lứt có tác dụng gì?

Tương tự như gạo lứt, nước uống gạo lứt cũng mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe người dùng như: Làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa sỏi thận, giảm cholesterol xấu, tăng nồng độ cholesterol tốt,... và nhiều công dụng khác nữa.

Tuy nhiên khi sử dụng nước uống gạo lứt bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Mặc dù nước từ gạo lứt rất tốt cho sức khỏe nhưng không được dùng nó thay thế cho nước lọc, người bình thường chỉ nên dùng từ 1 - 2 lít mỗi ngày và với những người có thể trạng yếu, gầy thì không nên sử dụng thường xuyên.
  • Không để nó qua ngày vì nó rất dễ bị ôi, thiu. Tốt nhất chỉ nên nấu hàm lượng đủ dùng trong ngày.
Chỉ nên uống 1 - 2 lít nước gạo lứt mỗi ngày
Chỉ nên uống 1 - 2 lít nước gạo lứt mỗi ngày
  • Công dụng của bột gạo lứt?

Bột gạo lứt là một dạng chế biến khác của gạo lứt và cũng đem đến cho sức khỏe hầu hết các tác dụng tượng tự như khi ở dạng nguyên hạt.

Bột gạo lứt giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh tim mạch và kiểm soát bệnh ở người tiểu đường, nó giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa và lão hóa của cơ thể, hỗ trợ giảm cân,... và nhiều tác dụng tượng tự khác.

Do đó, nếu bạn không muốn sử dụng ở dạng nguyên hạt thì có thể chuyển sang dạng bột để dùng và thay đổi khẩu vị nhé.

  • Ăn nhiều gạo lứt có tốt không?

Thực phẩm gì cũng vậy khi sử dụng quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe. Theo khuyến cáo, mỗi tuần chỉ nên sử dụng loại gạo này 2 - 3 lần, vì khi sử dụng quá nhiều không mang lại lợi ích mà còn gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.

Bài viết trên vừa cung cấp cho bạn đọc các kiến thức, thông tin liên quan đến tác dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng liên quan đến gạo lứt. Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp những thắc mắc của bạn về loại gạo này. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi thắc mắc của bạn về Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh có thể gọi điện ngay đến hotline 0859 696 636 để được giải đáp trực tiếp. 

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canh
Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận