Hạt dẻ - Nguồn dinh dưỡng đến từ rừng xanh

Mục lục [ Ẩn ]

Công dụng của hạt dẻ? Ăn nhiều hạt dẻ có tốt không?... và còn nhiều thông tin về loại hạt quen thuộc này mà có thể bạn chưa biết đến sẽ được trình bày qua bài viết sau, hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu nhé!

Công dụng của hạt dẻ với sức khỏe là gì?
Công dụng của hạt dẻ với sức khỏe là gì?

1. Công dụng của hạt dẻ với sức khỏe

Dù được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi và từ xa xưa nhưng không phải ai trong chúng ta đều biết về các tác dụng của loại hạt khô này với sức khỏe. Vậy để trả lời câu hỏi ăn hạt dẻ có tác dụng gì? mời bạn đọc cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua đoạn viết sau: 

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn được hạt dẻ không? Người bệnh tiểu đường sử dụng hạt dẻ thế nào là phù hợp?... và còn nhiều câu hỏi khác mà người bệnh còn thắc mắc về loại hạt này mà vẫn chưa tìm được đáp án. Hôm nay, Viên thìa canh sẽ giúp bạn trả lời.

Đáp án là có nhé. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng hạt này nhé vì:

Hạt dẻ là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, do đó, ăn loại hạt này có thể giúp cơ thể bổ sung phần nào lượng chất xơ cần thiết cho các chức năng trong cơ thể đặc biệt là với người bệnh tiểu đường.

Như chúng ta đã biết chất xơ đã được chứng minh có thể giúp cơ thể cân bằng lượng đường trong máu. Chúng có khả năng làm chậm quá trình hấp thu tinh bột giúp làm giảm tình trạng tăng lượng đường đột ngột trong máu.

Hơn nữa, loại hạt này có chỉ số đường huyết thấp (GI = 54), do đó, người bệnh có thể yên tâm sử dụng mà không gây nên những thay đổi tiêu cực đối với nồng độ đường trong máu của người bệnh.

Hạt dẻ là thực phẩm phù hợp với sức khỏe người tiểu đường
Hạt dẻ là thực phẩm phù hợp với sức khỏe người tiểu đường

1.2. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hạt dẻ là một nguồn cung cấp vitamin C tốt cho cơ thể cũng như một lượng lớn các chất chống oxy hóa - hai điều này đã giúp chúng trở thành một loại thực phẩm tuyệt vời tốt cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Vitamin C có vai trò quan trọng trong cơ thể, nó kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào bạch cầu (WBC) - một phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng như một chất chống oxy hóa giúp chúng ta tìm kiếm và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, giúp cho hệ thống tự do được tốt hơn và chỉ tập trung vào những thứ quan trọng hơn như mầm bệnh.

1.3. Tốt cho sức khỏe xương khớp

Tuổi tác càng cao đồng nghĩa với việc cơ thể càng già đi kèm theo đó là sự suy giảm của nhiều hệ thống sức khỏe và một trong số đó là hệ thống xương khớp, đặc biệt là tình trạng loãng xương rất phổ biến ở người già chúng khiến người già gặp khó khăn trong việc đi lại và các khớp đau nhức.

Một trong những phương pháp để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng suy yếu của hệ thống xương khớp là thêm hạt dẻ vào chế độ ăn của bạn vì đây là một loại hạt có hàm lượng magie dồi dào. 

Như chúng ta đã biết magie là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc giúp xương tăng mật độ khoáng chất, giúp xương khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, đồng cũng là một khoáng chất được tìm thấy nhiều trong loại hạt này, nó giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắt, do đó góp phần vào việc tăng cường sức khỏe tổng thể của xương khớp.

Ăn hạt dẻ giúp bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp
Ăn hạt dẻ giúp bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp

1.4. Tốt cho hệ tiêu hóa

Hạt dẻ là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao - đây là một hoạt chất đã được chứng minh là tốt cho cơ thể đặc biệt là với những người đang gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.

Chất xơ giúp hỗ trợ nhu động ruột, tăng co bóp giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm tình trạng táo bón hay tiêu chảy ở những người có hệ tiêu hóa yếu.

Bên cạnh đó, chất xơ cũng cũng đã được chỉ ra là có khả năng giúp cơ thể cải thiện khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác.

1.5. Cải thiện khả năng nhận thức

Hạt dẻ đã được chứng minh là có chứa các dưỡng chất có khả năng tác động trực tiếp đến não bộ và chức năng nhận thức của mỗi người đặc biệt là các vitamin nhóm B chẳng hạn như Folate (B9); Thiamine (B1); Riboflavin (B2);...

Các vitamin nhóm B hầu hết đều có khả năng giúp cơ thể tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ. Bên cạnh đó, các loại vitamin này cũng có liên quan đến sự phát triển của não bộ cũng như chức năng của nó.

Không những vậy, loại hạt này còn chứa kali - một khoáng chất được biết đến với khả năng làm tăng lưu lượng máu đến não, giữ cho não bộ luôn được cung cấp đầy đủ oxy. Đồng thời kali còn có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể của hệ thần kinh góp phần tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.

Hạt dẻ chứa các hoạt chất tốt cho sức khỏe não bộ
Hạt dẻ chứa các hoạt chất tốt cho sức khỏe não bộ

1.6. Tác dụng khác của hạt dẻ

Ngoài những tác dụng đã nêu trên, với hàm lượng dinh dưỡng phong phú mà loại hạt này có nó còn mang đến cho sức khỏe nhiều tác dụng khác khi sử dụng đúng cách như:

  • Ngăn ngừa các bệnh mãn tính
  • Kiểm soát huyết áp
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Tăng lượng hồng cầu
  • Phòng ngừa sâu răng
  • ...

2. Sự thật thú vị về hạt dẻ

Một vài thông tin và kiến thức hữu ích về loại hạt này mà có thể bạn đang tìm kiếm có lẽ sẽ được trình bày qua đoạn viết sau. Vì thế đừng bỏ qua nó nhé!

2.1. Hạt dẻ là gì?

Hạt dẻ hay sơn hạch đào là một loại cây thuộc họ Sồi dẻ (Fagaceae), có tên khoa học là Castanea Mollissima và có tên tiếng Anh là: chestnut. Loại cây này được cho là có nguồn gốc từ vùng Ôn đới ở Bắc bán cầu và hiện nay nó được tìm thấy ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Cây hạt dẻ là loài cây thân gỗ, chịu rét tốt, sống lâu năm. Cây có lá mọc đơn hình trứng hoặc hình mũi mác và có răng cưa nhọn ở mép lá. Hoa thường mọc vào cuối mùa xuân hoặc đầu hè hoặc có khi là vào tháng 7. Hoa đơn tính cùng gốc mọc thành từng cụm riêng biệt, thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng.

Cây cho quả hình trứng, có nhiều gai nhọn, nhỏ và cứng, đường kính quả từ 5 - 11cm và có thể chứa từ 1 - 7 hạt tùy theo loài. Quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu khi bắt đầu chín và tách ra để lộ các hạt bên trong. Quả sẽ tự rụng sau đó vào khoảng từ tháng 8 - 10 hàng năm.

Quả hạt dẻ có rất nhiều gai ở bề mặt vỏ
Quả hạt dẻ có rất nhiều gai ở bề mặt vỏ

Hạt dẻ thường có 1 đầu nhọn và 1 phần sần sùi trông như vết sẹo. Hạt có vỏ màu nâu nhẵn, kích thước tùy từng loại. Thịt hạt có màu trắng ngà, mùi thơm, bùi. Loại hạt này không có hiện tượng ngủ đông mà nảy mầm sau khi rơi xuống đất vào mùa thu, do đó, nếu ko thu hoạch đúng lúc thì chúng sẽ mọc mầm ngay.

2.2. Các loại hạt dẻ

Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều loại khác nhau với nhiều hình dáng, kích thước, màu sắc đậm nhạt. Sau đây là một số loại phổ biến và có hương vị thơm ngon như:

  • Hạt dẻ Thái Lan

Đây là loại phổ biến nhất trên thị trường, đặc biệt là ở các cửa hàng lề đường, cửa hàng tạp hóa nhỏ. Loại này có hình dáng tương đối tròn và cân đối. Giá thành vừa phải, hương vị thơm béo nên khá được ưa chuộng trên thị trường.

  • Hạt dẻ Sapa

Đây là một đặc sản của vùng Sapa. So với các loại khác, loại này dễ nhận dạng với vỏ có màu nâu sẫm bóng, đỉnh vỏ có một lớp lông tơ mỏng màu trắng. Tách bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài là lớp vỏ lụa mỏng và trong cùng là lớp thịt hạt màu vàng chanh.

Loại hạt này có kích to với hình dáng không cố định với hương vị bùi béo và hơi ngọt nên rất dễ thu hút người dùng và rất được ưa chuộng.

Hạt dẻ Sapa
Hạt dẻ Sapa
  • Hạt dẻ Cao Bằng

Loại này còn có tên gọi khác là hạt dẻ Trùng Khánh vì nó được trồng ở huyện Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng. Loại này cho hạt có kích thước khá to và mùi vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng.

  • Hạt dẻ Nhật Bản

Đây là loại được nhập khẩu và khá được ưa thích ở nước ta với hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Vỏ màu nâu đất, thịt quả màu vàng. Phần lớn loại này được bán dưới dạng đã qua chế biến.

  • Hạt dẻ Trung Quốc

Đây là loại được du nhập rất nhiều vào nước ta và dễ được tìm thấy nhưng hện nay nó đã bị người tiêu dùng Việt tẩy chay. Loại này có vỏ mỏng, màu nâu bóng, hạt to, tròn và đều nhưng không cho mùi vị nổi bật như các loại khác.

Hạt dẻ Trung Quốc
Hạt dẻ Trung Quốc

2.3. Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam thịt hạt dẻ tươi:

  • Năng lượng: 200kcal
  • Nước: 60,21 gram
  • Carbohydrate: 44 gram trong đó có 11 gram đường
  • Chất béo: 1,3 gram
  • Chất đạm: 1,6 gram
  • Vitamin C: 48% DV; vitamin B6: 27% DV; Folate (B9): 15% DV; Thiamine (B1): 13% DV; Niacin (B3): 7;% DV Riboflavin (B2);...
  • Khoáng chất: Đồng: 21% DV; Mangan: 16% DV; Kali: 10% DV; Magie: 8% DV; Sắt: 7% DV; Kẽm: 5% DV; Phospho: 5% DV; Canxi;...

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết nạp vào cơ thể một ngày của người trưởng thành)

3. Một số chú ý khi dùng hạt dẻ mà bạn nên biết

Dù là loại hạt quen thuộc và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nó đúng cách. Vậy để sử dụng loại hạt này được an toàn mà bạn nên lưu ý những điểm sau.

  • Hạt dẻ thuộc nhóm quả khô, do đó khi hạt bị mốc sẽ có chứa độc tố Aflatoxin, một yếu tố gây bệnh ung thư gan.
  • Cách bảo quản hạt tươi: Nếu bạn muốn bảo quản được lâu hơn thì thay vì để chúng vào ngăn mát tủ lạnh thì hãy cho chúng vào túi hoặc bình sạch sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh là bạn có thể bảo quản đến 1 tháng.
  • Để càng lâu thì chất lượng và giá trị dinh dưỡng của hạt càng suy giảm, vì thế không nên bảo quản quá lâu mà nên sử dụng càng sớm càng tốt và nên mua đủ lượng dùng, không nên mua thừa.
  • Khi làm hạt dẻ nên dùng dao rạch một đường trên phần vỏ để sau khi chế biến bóc hạt được dễ hơn.
Khi làm hạt dẻ nên rạch một đường trên vỏ để khi ăn dễ bóc hơn
Khi làm hạt dẻ nên rạch một đường trên vỏ để khi ăn dễ bóc hơn
  • Người bệnh dạ dày nên hạn chế sử dụng loạKhi làm hạt dẻ nên rạch một đường trên vỏ để khi ăn dễ bóc hơni hạt này vì khi ăn nhiều có thể làm dạ dày sản sinh ra nhiều acid, làm tăng gánh nặng cho dạ dày và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.
  • Người bị cảm chưa khỏi, người bệnh sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau sinh không nên ăn quá nhiều, chỉ nên dùng tối đa 10 hạt/lần.

4. Các món ngon từ hạt dẻ

Một số cách chế biến loại hạt này đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà sẽ được trình bày qua đoạn viết sau, đừng bỏ qua nhé!

4.1. Hạt dẻ nướng

Nguyên liệu: 500 gram hạt dẻ (có thể thêm hoặc ít hơn tùy vào mong muốn của bạn); 1 thìa canh đường; 1 thìa canh dầu ăn; 2 thìa canh nước lọc.

Thực hiện: 

Hạt dẻ tươi mua về rửa sạch, để ráo sau đó dùng dao khứa dọc 1 đường ở thân vỏ (các bạn có thể nướng trực tiếp hoặc luộc sơ qua khoảng 10 phút rồi mới nướng).

Cho hạt dẻ (hạt sống hoặc đã luộc) vào một bát tô, rưới đều 1 thìa canh dầu ăn lên bề mặt rồi trộn đều. Trộn 1 thìa canh đường vào 2 thìa nước lọc trong một bát con.

Trải một tờ giấy nến lên khay nướng, xếp các hạt đã chuẩn bị thành từng hàng lên khay sau đó dùng cọ phết lượng nước đường đã pha lên bề mặt hạt.

Trước khi nướng thì làm nóng lò trước ở nhiệt độ 180 trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn cho khay đựng hạt dẻ vào nướng trong khoảng 20 - 30 phút, khi thấy thịt hạt đã bóng vàng và có mùi thơm là được nhé.

Hạt dẻ nướng
Hạt dẻ nướng

4.2. Hạt dẻ rang

Nguyên liệu: 1kg hạt dẻ to; ½ thìa cafe muối ăn;...

Thực hiện:

Hạt dẻ mua về, rửa sạch, để ráo rồi dùng dao rạch một đường trên vỏ hạt.

Cho hạt vào nồi luộc cùng ½ thìa cafe muối, luộc ngập nước. Khi nước đã sôi thì bạn luộc thêm khoảng 5 - 7 phút nữa thì tắt bếp và vớt ra ngoài, để ráo.

Cho chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì cho hạt vào chảo, đảo đều trên ngọn lửa nhỏ, rang đều tay trong khoảng 7 - 10 phút thì bắt đầu sẽ nghe tiếng nổ lách tách, tiếp tục rang cho đến khi vỏ hạt nở bung, lộ phần thịt ra ngoài là tắt bếp.

Sau khi tắt bếp, tiếp tục đảo đều tay hạt trong chảo thêm 2 - 3 phút nữa thì trút vào rổ có lót khăn khô hoặc giấy báo, chờ nguội bớt là có thể sử dụng nhé.

Hạt dẻ rang
Hạt dẻ rang

4.3. Hạt dẻ luộc

Nguyên liệu: 1kg hạt dẻ to; 1 thìa cafe muối;...

Thực hiện: 

Hạt dẻ mua về rửa sạch, để ráo rồi dùng dao nhỏ rạch một đường lên phần vỏ để khi bóc hạt được dễ dàng hơn. 

Cho hạt đã làm vào nồi sau đó cho nước vào ngập phần hạt, thêm vào 1 thìa cafe muối trắng và bắc nồi lên bếp đun ở lửa vừa.

Sau khi thấy nước sôi thì đun thêm khoảng 10 - 15 phút là được (bạn có thể thử hạt để xem đã chín chưa, không nên luộc quá chín vì sẽ khiến hạt mất ngon). Trút hạt ra rổ cho nguội bớt là có thể sử dụng nhé.

Hạt dẻ luộc
Hạt dẻ luộc

5. Những câu hỏi thường gặp về hạt dẻ

Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới loại hạt khô này.

  • Ăn hạt dẻ có béo không? Đáp án là không nhé!

Như đã nêu ở trên 100 gram thịt hạt chứa 200 kcal, hàm lượng calo ở mức trung bình nên không gây ra tình trạng béo hay mập khi sử dụng, Vì vậy, các bạn có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo lắng.

Bên cạnh đó, dù có chứa nhiều chất béo và tinh bột nhưng chất béo ở trong loại hạt này là chất béo không bão hòa, do đó, nó không gây tích tụ mỡ trong cơ thể mà còn rất tốt cho cơ thể.

  • Bà bầu ăn hạt dẻ có tốt không? Đáp án là có nhé.

Hầu hết các loại hạt đều rất tốt cho sức khỏe bà bầu và hạt dẻ là một trong số đó. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe như cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho cơ bắp và xương khớp, giúp mẹ bầu ngủ sâu hơn. 

Bên cạnh đó, nó còn có chứa mangan, vitamin B1 và B2 trong phần giúp các mẹ bầu lưu thông máu được dễ dàng hơn.

  • Hạt dẻ mọc mầm có ăn được không? 

Cũng giống như các loại hạt khác nếu không bảo quản đúng cách thì nó sẽ rất dễ bị hư hỏng hoặc mọc mầm. Với các hạt bị mọc mầm thì vẫn có thể sử dụng được nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong hạt đã bị giảm và có thể hình thành thêm các hoạt chất có thể gây ngộ độc sau khi sử dụng. Do đó, với những hạt đã mọc mầm chúng ta nên loại bỏ và không sử dụng.

Không nên sử dụng hạt dẻ đã mọc mầm
Không nên sử dụng hạt dẻ đã mọc mầm

Bài viết trên vừa cung cấp cho bạn đọc các kiến thức, thông tin liên quan đến tác dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng liên quan đến hạt dẻ. Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp những thắc mắc của bạn về loại hạt này. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi thắc mắc của bạn về Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh có thể gọi điện ngay đến hotline 0859 696 636 để được giải đáp trực tiếp.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canh
Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Xếp hạng: 5 (15 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận