Tác dụng và thông tin thú vị về măng

Mục lục [ Ẩn ]

Măng là món ăn ưa thích của đại đa số gia đình Việt. Quen thuộc là thế nhưng bạn có thể sẽ bất ngờ khi khám phá tác dụng và những thông tin thú vị về loại rau này qua bài viết dưới đây.

Tác dụng của măng đối với sức khỏe là gì?
Tác dụng của măng đối với sức khỏe là gì?

1. Tác dụng của măng với sức khỏe 

Dù là loại thực phẩm quen thuộc nhưng nhiều người lại không biết tác dụng của nó với sức khỏe là gì? Vậy để hiểu về tác dụng của măng đối với sức khỏe là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua đoạn viết sau.

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn được măng không? Người bệnh tiểu đường sử dụng măng thế nào là phù hợp?... và còn nhiều câu hỏi khác mà người bệnh còn thắc mắc về loại thực phẩm này mà vẫn chưa tìm được đáp án. Hôm nay, Viên thìa canh sẽ giúp bạn trả lời.

Đáp án là có nhé! Măng có ít chất béo, calo và đường do đó nó được xem là thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Kết quả nghiên cứu về tác dụng của chiết xuất măng tươi đối với bệnh tiểu đường thực hiện tại trường đại học Karachi (Pakistan) đã cho thấy một lượng nhỏ chiết xuất từ chúng chưa cải thiện được nồng độ insulin nhưng lại giúp kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu.

Chất xơ cũng là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức đường huyết.  Ngoài ra, magie được tìm thấy trong thực phẩm này là khoáng chất liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, chiết xuất từ loại rau này có thể ngăn ngừa ngộ độc lipid (lipotoxicity) có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp II.

Người mắc bệnh tiểu đường khi sử dụng cần lưu ý: Sử dụng loại thực phẩm này trong bữa chính kèm thức ăn khác để trung hòa acid, tăng hiệu quả chất xơ. Không nên ăn quá 0,5kg/1 lần, 2 - 3 bữa/tuần. Cân đối dinh dưỡng khi ăn cùng chúng để đảm duy trì ổn định lượng đường trong máu.

Măng là thực phẩm rất tốt với sức khỏe người tiểu đường
Măng là thực phẩm rất tốt với sức khỏe người tiểu đường

1.2. Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng cao các vitamin (A, B, C, E,…) và khoáng chất trong loại rau này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các bệnh gây ra do vi khuẩn, virus,…

1.3. Hỗ trợ giảm cân

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra được thì đây là thực phẩm có hàm lượng chất xơ và ít calo. Đó là lý do hãy chọn chúng nếu bạn đang muốn giảm cân. Nó sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, thỏa mãn cơn đói và khiến bạn no lâu hơn.

1.4. Chống ung thư

Hàm lượng chất xơ cao trong loại thực phẩm này không chỉ giúp giảm cân mà còn rất hữu ích trong giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

Các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa trong nó đặc biệt phong phú giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách loại bỏ stress oxy hóa trên các tế bào do gốc tự do gây ra.

Phytosterol tự nhiên trong thành phần dinh dưỡng của nó cũng có tác dụng làm giảm ung thư đại tràng, ung thư vú và tuyến tiền liệt.

1.5. Điều chỉnh huyết áp, có lợi cho tim mạch

Cholesterol cao và huyết áp là hai yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Theo nghiên cứu, các chất dinh dưỡng thực vật và chất chống oxy hóa trong măng có tác dụng làm giảm cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể.

Hàm lượng selen và kali cao trong thực phẩm này cũng rất  có lợi cho tim, điều hòa huyết áp. Bên cạnh đó, với lượng carbohydrate và đường thấp, loại rau này được xem là thực phẩm lý tưởng giúp phòng các bệnh tim mạch.

Măng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch
Măng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch

1.6. Chống viêm

Măng cũng là loại thực phẩm có tác dụng chống viêm hiệu quả. Nó có lợi trong việc hỗ trợ giảm đau, giảm viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày tá tràng,…

1.7. Một số tác dụng khác của măng

Chính vì chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng nên nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài những công dụng chính nêu trên, nó còn giúp:

  • Duy trì làn da và mái tóc khỏe mạnh
  • Ngăn ngừa dị ứng
  • Giúp xương chắc khỏe
  • Tốt cho não và dây thần kinh
  • Thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón

2. Sự thật thú vị về măng

Bên cạnh công dụng hấp dẫn còn rất nhiều những thông tin thú vị về măng mà các bạn có thể chưa biết đến. Hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu nhé!

2.1. Măng là gì?

Măng (bamboo shoot) là chồi non của một số cây thuộc họ tre (Bambusaceae). Thông thường chỉ dùng măng của cây tre già hoặc tre mỡ. Măng thường có hình nón, phủ bởi vòng năng cứng, đầu xẻ thành tua ngắn.

Buổi sáng là thời điểm thích hợp để thu hoạch. Cắt khi chồi măng nhú khỏi mặt đất cao khoảng 15 - 20cm. Sau đó đem về lột mo nang, rửa sạch, thường dùng tươi hoặc phơi khô.

Theo đông y, loại thực phẩm này có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, chỉ khát tiêu đờm, chống co thắt, nhuận táo,…

2.2. Các loại măng

Hiện nay có rất nhiều loại khác nhau nhưng trong đó măng tre là phổ biến nhất. Một số loại mà chúng ta có thể bắt gặp trên thị trường như:

  • Măng tre: Loại này thường được lấy từ các loại tre, như tre rừng, tre gai, tre diễn, bát bộ (chúng ta thường bắt gặp loại này ở hầu hết các chợ)...
  • Măng nứa: Kích thước nhỏ (bằng hoặc to hơn ngón chân cái một chút), màu trắng nõn, luộc lên chuyển sang vàng nhạt, ngon hơn măng tre.
  • Măng sặt: Trồng nhiều ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, kích thước nhỏ, thon dài, thẳng, vị hơi đắng.
  • Măng vầu: Là loại măng rừng được yêu thích có nhiều ở Bắc Kạn, gồm 2 loại vầu đắng và vầu ngọt. Khi bóc vỏ cần chế biến luôn, tránh để lâu vì sẽ bị cứng, mất đi độ mềm, ngọt.
Măng tre
Măng tre

2.3. Thành phần dinh dưỡng của măng

Loại rau này được nhiều người ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng đáng kể. Loại thực phẩm này đặc biệt ít calo nhưng lại giàu chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất. Trong 100g măng chứa:

  • Năng lượng: 27 calo
  • Carbohydrates: 5,20g
  • Đường: 3g
  • Protein: 2,60g
  • Chất xơ: 2,20g
  • Chất béo: 0,30g
  • Vitamin A: 20IU; Vitamin B1 (Thiamin): 0,15mg; Vitamin B2 (Riboflavin): 0,07mg; Vitamin B3 (Niacin): 0,60mg; Vitamin B5 (Acid Pantothenic): 0,161mg; Vitamin B6 (Pyridoxine): 0,240mg; Vitamin B9 (Folate): 7µg; Vitamin C: 4mg; Vitamin E: 1mg;...
  • Khoáng chất: Sắt: 0,50mg; Đồng: 0,19mg; Phospho: 59mg; Canxi: 13mg; Magie: 3mg; Mangan: 0,262mg; Kẽm: 1,10mg; Kali: 533mg;...
>> Có thể bạn quan tâm: Ăn su su có tác dụng gì cho sức khỏe?

3. Một số chú ý khi dùng măng mà bạn nên biết

Măng là món ăn ngon tuy nhiên nếu không sử dụng đúng dễ tăng nguy cơ nhiễm độc. Vậy để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn măng có nguồn gốc đảm bảo (nên mua trong siêu thị hoặc nguồn thu hái trực tiếp).
  • Sơ chế trước khi dùng: Một lượng nhỏ glucozit trong măng sẽ biến đổi thành acid cyanhydric gây độc cho cơ thể nếu không được sơ chế trước khi ăn. 
  • Không sử dụng măng tươi ngâm dấm ăn xổi.
  • Các đối tượng sau không nên ăn măng: phụ nữ có thai; viêm loét dạ dày, tá tràng; bệnh thận, gút.

4. Các món ngon từ măng

Với mùi vị đặc trưng, giòn ngon, dễ chế biến, những món ăn từ loại thực phẩm này thực sự “gây nghiện” ngay từ lần đầu thưởng thức. Sau đây, Viên thìa canh xin giới thiệu với các bạn một số món ăn hấp dẫn từ nó nhé.

4.1. Vịt nấu măng chua

Nguyên liệu:

  • Vịt xiêm: 1kg
  • Măng chua: 500mg
  • Gừng: 1 củ
  • Hành tím: 3 củ
  • Hành lá: vài nhánh
  • Rượu trắng: 1 chén
  • Gia vị: mắm, muối, bột ngọt, hạt tiêu,…

Cách thực hiện: 

Bước 1: Gừng cạo sạch vỏ, giã nát cho vào bát ngâm cùng với rượu trắng. Xát 1 chút muối lên phần vịt đã làm sẵn sau đó rửa lại bằng rượu để khử bớt mùi hôi.

Bước 2: Lấy hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Hành lá bỏ rễ và lá úa, rửa sạch thái khúc. 

Sau đó chặt vịt thành từng miếng vừa ăn, ướp vịt với chút mắm, bột ngọt, gừng băm, hành tím băm, hạt tiêu; dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô, ướp trong khoảng 30 – 45 phút để vịt ngấm và đậm vị hơn.

Bước 3: Nếu bạn muốn giảm độ chua của măng hãy rửa sơ, sau đó chần qua nước sôi 5 – 10 phút rồi vớt ra rổ để ráo.

Bước 4: Phi thơm hành tím trong dầu. Khi hành có mùi thơm và hơi ngả sang vàng thì cho thịt vịt vừa ướp vào chảo xào săn. 5 - 10 phút sau tắt bếp, cho vịt vào nồi thêm nước vào đun đến khi canh sôi thì hạ nhỏ lửa.

Bước 5: Xào sơ măng chua trong khoảng 5 - 10 phút sau đó cho măng vào nồi canh vịt ninh thêm 30 - 40 phút. Sau đó, tắt bếp, mở vung, nêm gia vị sao cho vừa miệng, rắc hành lá và bày ra tô.

Vịt nấu măng chua
Vịt nấu măng chua

4.2. Canh măng khô nấu xương

Nguyên liệu:

  • Xương heo: 500g
  • Măng khô:  150g
  • Hành lá: 2 nhánh
  • Dầu ăn và gia vị (muối, bột ngọt, hạt tiêu,…)

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế măng khô

Ngâm măng với nước trắng hoặc nước gạo 10 phút để chúng mềm ra. Sau đó đun một nồi nước sôi, thêm 1 thìa cà phê muối, vớt măng cho vào nồi luộc khoảng 30 phút. Vớt ra rổ, rửa sạch bằng nước lạnh, vắt khô, xé thành miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 2: Cho xương heo đã chặt sẵn, rửa sạch vào nồi nước đã đun sôi. đun trong 7 - 10 phút sau vớt ra ngâm nước lạnh 1 phút rồi vớt ra để ráo.

Bước 3: Hầm xương với 1 lít nước, thêm 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt. Ninh xương trong khoảng 20 phút để xương chín và ngọt nước. Chú ý vớt bọt nếu có để nước canh trong đẹp.

Bước 4: Xào sơ măng để ngấm gia vị sẽ ngon hơn. Sau đó cho vào hầm chung với xương, chỉnh lửa vừa phải ninh trong khoảng 30 phút, nêm nếm gia vị phù hợp sau đó thêm hành lá cắt nhỏ rồi tắt bếp.

Măng khô nấu xương
Măng khô nấu xương

4.3. Măng chua

Nguyên liệu: 

  • Măng tươi: 1kg
  • Muối ăn: ¼ chén
  • Giấm: 250mL
  • Ớt tươi: 2 trái
  • Tỏi: 1 củ
  • Đường: 3 thìa canh

Cách thực hiện: 

Bước 1: Bỏ vỏ, thái thành lát mỏng với độ dài vừa phải. Ngâm măng với nước muối đã pha loãng khoảng 4 tiếng sau đó vớt ra rồi cho vào nồi luộc chín.

Bước 2: Vớt ra rồi rửa lại bằng nước sạch, để ráo.

Bước 3: Cho ớt và tỏi đã đập dập vào lọ thủy tinh hoặc nhựa (không băm nhỏ). Sau đó cho măng vào lọ và đổ ngập giấm, ngâm trong khoảng 1 tuần.

Đặt lọ ngâm ở nhiệt độ thường để tránh nổi váng, nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì nên ngâm 1 tháng để măng có đủ thời gian chua và đậm vị hơn.

5. Những câu hỏi thường gặp về măng

Măng là một món ăn ngon, giàu dinh dưỡng tuy nhiên nó có thể tốt với người này nhưng lại có thể là thuốc độc đối với người khác. Hôm nay, Viên thìa canh sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp về nó nhé!

  • Bà bầu có ăn được măng không?

Khá nhiều phụ nữ mang thai trót nghiền các món từ măng nhưng lại lo lắng vì nghe nói trong loại rau này có chứa nhiều độc tố gây hại sức khỏe, ảnh hưởng thai nhi.

Thực chất, bà bầu vẫn có thể ăn nhưng không được vượt quá giới hạn cho phép, chỉ nên ăn 1 - 2 bữa/tháng, mỗi lần không quá 200g đối với cả dạng tươi và khô.

Và để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến khâu sơ chế để loại bỏ độc tố cyanide trong măng như đã nói rõ ở phần trên.

Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy phụ nữ mang thai ăn loại rau này có gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu tốt nhất không được dùng với lượng lớn.

Bà bầu có thể ăn măng với hàm lượng vừa phải
Bà bầu có thể ăn măng với hàm lượng vừa phải
  • Ăn măng có độc không?

Câu trả lời là nếu bạn chế biến không đúng cách, một số chất độc trong loại rau này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

Theo nghiên cứu của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong 100g ở dạng tươi có chứa 32 - 38mg acid cyanhydric (HCN). Một người trưởng thành khi ăn 50 - 60 mg HCN có thể gây ngộ độc thậm chí tử vong.

Một số biểu hiện khi ngộ độc HCN: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê lưỡi sau đó hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, co giật, liệt hô hấp nếu nhiễm độc nặng,…

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm vì khi đã sơ chế luộc kỹ thì chỉ còn 2,7mg HCN trong 100g, nếu ngâm chua thì chỉ còn 2,2mg.

  • Ăn măng có tốt không?

Như đã trình bày ở trên, đây là một thực phẩm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định công dụng vượt trội của thực phẩm này đối với sức khỏe con người.

Hy vọng rằng, bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về những lợi ích của măng đối với sức khỏe cũng như những lưu ý khi sử dụng. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy like và chia sẻ nó cho mọi người xung quanh cùng tìm hiểu nhé.

Mọi thắc mắc của bạn về Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng gọi điện đến hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canh
Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Xếp hạng: 5 (5 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận